Quy định chỏi nhau
Quy trình xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 vẫn chưa rõ ràng khiến học sinh còn thắc mắc - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
|
Không thể cùng lúc áp dụng cả 2 hình thức
|
|
Thí sinh điểm cao được xét trước
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ sẽ có hướng dẫn rõ hơn việc này. Theo đó, với mỗi TS trong từng đợt xét tuyển sẽ xét theo thứ tự ưu tiên từ 1 tới 4, TS trúng tuyển NV trước không được tham gia xét tuyển NV sau.
Còn trong từng ngành của mỗi đợt xét, các trường sẽ xét tuyển TS có điểm từ cao tới thấp cho đến đủ chỉ tiêu mà không cần ưu tiên theo thứ tự NV. Ông Nghĩa cho rằng với việc công bố thông tin 3 ngày/lần trên trang web, TS hoàn toàn có thể biết được khả năng trúng tuyển của mình tới đâu. Kết hợp với việc cho phép TS rút hồ sơ để thay đổi ngành trong vòng 20 ngày của đợt xét đầu tiên, việc quy định xét tuyển ưu tiên thứ tự NV trong cùng một ngành sẽ trở nên vô nghĩa.
Ông Nghĩa cũng khẳng định, TS phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện khi tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo đúng quy định. Việc trả hồ sơ trực tuyến thực tế chỉ áp dụng được với những thay đổi NV trong bản thân một trường, còn rút hồ sơ từ trường này để nộp vào lại trường khác thì phải thực hiện theo phương thức trực tiếp.
|
|
|
Dự thảo hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 có một điểm khiến nhiều trường băn khoăn. Đó là để tạo điều kiện cho người tham gia đăng ký xét tuyển, các trường ĐH và CĐ được khuyến khích nhận, trả hồ sơ đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến. Trong khi đó, theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ được ban hành trước đó, khi đăng ký xét tuyển thí sinh (TS) phải sử dụng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi ghi rõ đợt xét tuyển và điểm của tất cả các môn đã dự thi. Mỗi TS chỉ được cấp một giấy để xét tuyển nguyện vọng (NV) 1 và 3 giấy để xét tuyển NV bổ sung. Các giấy chứng nhận này phải được đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi mới có giá trị.
Đại diện một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng 2 quy định trên đã “chỏi” nhau và làm mất giá trị của nhau. Bởi không thể cùng lúc áp dụng cả 2 hình thức nhận và trả hồ sơ xét tuyển như trên và sẽ không có cách nào để TS nộp giấy chứng nhận bản gốc có mộc đỏ qua mạng. Còn nếu nhận và trả hồ sơ trực tuyến thì các dữ liệu này sẽ không có giá trị thực nếu bắt buộc TS nộp giấy mộc đỏ.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, nhận định việc nhận hồ sơ qua mạng chỉ có giá trị với các trường có hình thức sơ tuyển học bạ, những trường xét tuyển trực tiếp từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia chỉ mang tính tham khảo. Các trường này dù có nhận hồ sơ qua mạng, thì vẫn phải đợi TS nộp hồ sơ chính thức qua đường bưu điện mới có cơ sở xét tuyển. Ông Tuấn nhấn mạnh việc trả hồ sơ trực tuyến càng không thể vì bắt buộc giấy chứng nhận có mộc đỏ phải di chuyển từ trường về tận tay TS trước khi tới trường khác. PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng nếu phải kết hợp việc chuyển hồ sơ qua đường bưu điện thì không nên gọi là trả hồ sơ trực tuyến!
Xét theo ưu tiên nào ?
Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc xét tuyển ưu tiên TS giữa các NV trong cùng một ngành.
PGS-TS Đỗ Văn Xê đặt ra ví dụ, trong cùng một ngành các trường phải lựa chọn giữa một TS thấp điểm hơn nhưng là NV 1 hay TS điểm cao hơn nhưng NV sau? Theo PGS-TS Xê, giá trị ưu tiên ở đây cần được tính với từng TS theo nguyên tắc điểm cao hơn sẽ trúng tuyển.
Trong khi đó, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng nếu xét theo quy chế của Bộ tính đến thời điểm này, các trường sẽ xét tuyển theo nguyên tắc lấy TS có điểm từ cao xuống thấp mà không cần phân biệt theo NV nào. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Vũ, điều này sẽ không ổn vì có những TS đăng ký vào ngành học ở NV đầu tiên sẽ không trúng tuyển nhưng TS ở NV 4 lại trúng tuyển. “Bộ cần có hướng dẫn cụ thể hơn để các trường thực hiện. Trong trường hợp này, việc xét trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 sẽ phù hợp hơn vì NV 1 luôn là ngành yêu thích nhất của TS. Tất nhiên mặt trái của vấn đề là sẽ có những TS điểm cao không trúng tuyển và trường sẽ không lấy được người giỏi.
Cũng liên quan đến xét tuyển, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ còn cho rằng khoảng thời gian xét tuyển giữa các đợt còn chưa hợp lý. Theo dự thảo Bộ công bố, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày, các trường chỉ có 5 ngày để công bố kết quả trúng tuyển rồi thông báo đợt tiếp theo. Trong khi đó, theo quy định TS có khoảng 15 ngày làm thủ tục nhập học. Điều này rất khó cho những trường tốp giữa và dưới để quyết định gọi thêm TS ở NV bổ sung.
Theo thanhnien