Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 30/03/2020

Người Việt đầu tiên được bầu làm phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu châu Á

GS. TS Lương Văn Hy (trái) trong buổi làm việc tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM

GS. TS Lương Văn Hy (trái) trong buổi làm việc tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM

Theo quy chế của AAS, sau 1 năm ở cương vị phó chủ tịch, GS.TS Lương Văn Hy sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AAS trong nhiệm kỳ 2021-2022 và sẽ tiếp tục ở ban lãnh đạo 5 người của AAS thêm 2 năm nữa trong vai trò nguyên chủ tịch. AAS là một hội học thuật phi chính trị và hiệp hội nghề nghiệp phi lợi nhuận có trụ sở tại Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.

Với khoảng 8.000 thành viên trên toàn thế giới, từ tất cả các khu vực và quốc gia châu Á và trên các lĩnh vực học thuật, AAS là tổ chức lớn nhất tập trung vào các nghiên cứu châu Á. Đại đa số hội viên là các GS, PGS, giảng viên, nghiên cứu sinh tại các ĐH ở Mỹ, ở nhiều ngành khác nhau (kinh tế, đến nhân học, chính trị học, sử học, văn học, ngôn ngữ học…), nghiên cứu và giảng dạy về Á châu. Gần 3/4 hội viên chuyên về Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Trong lịch sử hơn 70 năm của AAS, GS Lương Văn Hy là học giả thứ 2 ở ngoài nước Mỹ được bầu vào vai trò lãnh đạo và là giáo sư người Việt Nam đầu tiên được bầu vào vị trí này. Sinh ra ở Hà Nội, GS Lương Văn Hy vốn là học sinh của trường Petrus Ký (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM). Năm 1971, ông được nhận học bổng du học tại Mỹ.

Ngay từ những năm học phổ thông tại quê nhà, ông đã có niềm đam mê với những bộ môn khoa học xã hội. Vì vậy, khi vào trung học, ông chọn học ban C (Ban văn sử). Khi sang Mỹ, ông chọn nghề phù hợp với sở thích của mình và cũng là một ngành tương đối mới so với các ngành khoa học xã hội khác, đó là ngành nhân học (Anthropology). Sau khi nhận bằng tiến sĩ nhân học, ông đã tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học tại Mỹ.

Từ thập niên 90 đến nay, ông giảng dạy tại Khoa Nhân học, Trường ĐH Toronto, Canada và hiện là chủ nhiệm khoa. Trong gần 20 năm qua, ông đã có những đóng góp không nhỏ cho việc hình thành một chuyên ngành mới: ngành Nhân học cho Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và TPHCM. Hiện ông đang tham gia giảng dạy tại ĐH Quốc gia TPHCM. 

Theo tienphong.vn

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready