Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 06/11/2014

Môn xét tuyển... không hiểu nổi!


Nhiều trường như ĐH Nguyễn Tất Thành trong năm 2015 xét tuyển ngành dược thêm tổ hợp môn mới không có môn hóa như lâu nay -  Ảnh: Đào Ngọc Thạch 

Ngành dược không xét môn hóa, bỏ toán

Không hiếm tổ hợp môn không có môn học quan trọng nhất với ngành cần xét tuyển. Theo một chuyên gia lĩnh vực dược, hóa là môn học không thể thay thế khi tuyển thí sinh ngành này. Bên cạnh đó, môn toán và sinh cũng rất cần thiết.

 
 

Thêm công nghệ và tin học

Năm 2015, Trường ĐH Đại Nam bổ sung thêm khối T (gồm toán, ngoại ngữ và tin học) được sử dụng để xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin. Tương tự, trong hình thức xét tuyển học bạ THPT của đề án, Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng đưa vào 2 môn rất mới: công nghệ và tin học. Theo đó, ngành dược có tổ hợp 3 môn gồm toán, hóa, tin học. Các ngành khối kinh tế (kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, quản lý đất đai) sử dụng 2 tổ hợp là toán, tiếng Anh, công nghệ và toán, tiếng Anh, tin học. Còn 2 ngành công nghệ (công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng và công nghệ kỹ thuật kiến trúc) thì xét tuyển toán, lý, công nghệ; toán, lý, tin học và toán, công nghệ, tin học.

 

Nhưng trên thực tế, một số trường xây dựng tổ hợp xét tuyển ngành này lại bỏ qua môn hóa. Chẳng hạn như tổ hợp mới vừa được Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đưa vào xét tuyển ngành dược và điều dưỡng gồm toán, lý, tiếng Anh.

Bên cạnh tổ hợp môn theo khối A và B cũ, khi xét tuyển ngành dược Trường ĐH Nam Cần Thơ bổ sung thêm 2 tổ hợp mới: lý, hóa, văn và hóa, sinh, văn. Lý giải sự vắng mặt của môn toán trong 2 tổ hợp này, thạc sĩ Võ Văn Mẫn, quyền Trưởng phòng Đào tạo, cho rằng môn văn cần thiết để một sinh viên có được kỹ năng giao tiếp cần thiết bên cạnh kiến thức chuyên môn.

Cũng theo ông Mẫn: “Trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào cho rằng sinh viên giỏi văn, lý, hóa lại không học được ngành dược. Ngược lại, một thí sinh học được văn cũng không có nghĩa sẽ yếu toán”.

Học tiếng Anh, xét môn sinh

Có những môn xét tuyển lại chẳng liên quan đến đặc thù ngành đào tạo. Ví dụ, Trường ĐH Thái Bình Dương xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh với tổ hợp văn, tiếng Anh, sinh. Trong đó không thể khẳng định môn sinh có giá trị gì trong việc đào tạo cử nhân tiếng Anh.

Thiết kế thời trang là một trong 2 chuyên ngành của ngành công nghệ may Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Đây là chuyên ngành đòi hỏi người học phải có năng khiếu vẽ, thường được các trường tuyển sinh bằng khối V hoặc khối H. Nhưng khi bổ sung thêm tổ hợp môn xét tuyển mới ngoài khối cũ (A, A1, D1), trường này xét thêm tổ hợp A2 gồm toán, tiếng Anh, lý. Đại diện trường này cho biết, ngay từ đầu trường chỉ tuyển sinh theo ngành nên xét tuyển theo ngành như đề xuất từ dưới khoa chuyên môn.

Xét  khối B ngành kế toán, tài chính ngân hàng

Có trường hợp cùng một ngành học nhưng các trường có lựa chọn đối nghịch nhau về môn xét tuyển. Trường ĐH dân lập Hải Phòng dù ghi rõ từng chuyên ngành cụ thể (quản trị doanh nghiệp, kế toán kiểm toán, tài chính ngân hàng, marketing) nhưng vẫn bổ sung thêm môn địa lý vào tổ hợp xét tuyển.

Trong khi đó, Trường ĐH Quốc tế miền Đông và Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Phú Thọ lại bổ sung tổ hợp toán, hóa, sinh (khối B cũ). Trường ĐH Quốc tế miền Đông vừa xét thêm khối B cho ngành kế toán và tài chính ngân hàng, vừa bổ sung khối C cho ngành quản trị kinh doanh. Theo lý giải của nhà trường ngay trong đề án, việc này chỉ đơn thuần nhằm tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh!

Ngược lại, cũng trong đề án Trường ĐH dân lập Hải Phòng, tổ hợp toán, lý, hóa (khối A cũ) lại được sử dụng để xét tuyển ngành VN học, trái ngược hoàn toàn với một ngành khoa học xã hội xưa nay chỉ tuyển thí sinh có kiến thức khối C hoặc D.

Môn văn lên ngôi

Phương án tuyển sinh của một loạt trường sử dụng môn văn để xét tuyển các ngành công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và y dược.

Điển hình nhất Trường ĐH Kinh tế quốc dân đến 15 ngành có sự xuất hiện của môn văn ngoài khối D cũ. Trường ĐH Sư phạm cũng đưa môn văn vào xét tuyển ngành sư phạm vật lý. Trường ĐH Đại Nam cũng bổ sung khối B1 (toán, văn, hóa) để xét tuyển ngành dược và kỹ thuật hóa học. Trường CĐ bán công Công nghệ và quản trị doanh nghiệp có tới 12 ngành khối công nghệ, kỹ thuật và kinh tế sử dụng môn văn để xét tuyển. Trường ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu xét tuyển môn văn cho ngành công nghệ kỹ thuật hóa học và công nghệ kỹ thuật cơ khí. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật miền Nam cũng xét tuyển tổ hợp toán, hóa, văn vào ngành dược...

Theo thạc sĩ Lê Văn Toàn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, khi quyết định đưa môn văn vào xét tuyển ngành kỹ thuật, mục đích của trường là mở rộng cơ hội tiếp cận vào trường nếu thí sinh này không đáp ứng được kết quả các môn thi thuộc khối thi truyền thống. Còn theo đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, lựa chọn này là một xu hướng xét tuyển thí sinh có kiến thức toàn diện vào ngành sư phạm.

Theo thanhnien

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready