Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 16/10/2014

Lo ngại khi công an xã 'lấy lời khai'


Theo Bộ Công an, khi vụ việc xảy ra công an cấp xã có thể ngay lập tức có mặt tại hiện trường để vẽ sơ đồ bảo vệ hiện trường hoặc truy xét người phạm tội bỏ trốn nhằm hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền - Ảnh: Hải Xuân 

Theo đó, cục này cho rằng TT28 có một số nội dung chưa rõ, gây ra sự băn khoăn của các ngành chức năng, trong đó có quy định trách nhiệm của công an cấp xã, đồn, trạm theo điều 28.

Theo Cục KTVB, tại cuộc họp ngày 18.8 có sự tham gia của các cơ quan tố tụng T.Ư và Văn phòng Chính phủ, Đại diện Viện KSND tối cao có ý kiến rằng điều 28 quy định trách nhiệm của công an xã trong giải quyết một số trường hợp cụ thể có trách nhiệm "vẽ sơ đồ, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu có liên quan" là chưa phù hợp quy định của pháp luật, vì bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh Điều tra hình sự 2004 không quy định công an xã là cơ quan tham gia các hoạt động tố tụng hình sự. Ngoài ra, TT28 giao công an xã có trách nhiệm "lấy lời khai" cũng không phù hợp với quy định tại điều 9 Pháp lệnh Công an xã 2008. Pháp lệnh quy định công an xã có nhiệm vụ "lấy lời khai đối với người bị hại, người biết vụ việc" (khoản 6 điều 9), còn TT28 quy định "lấy lời khai" nói chung, không gắn với đối tượng nêu trên có thể dẫn tới việc mở rộng đối tượng lấy lời khai.

“Chỉ là hoạt động hỗ trợ, không có giá trị tố tụng”

Tại cuộc họp ngày 26.9 do Cục KTVB chủ trì trao đổi thêm về tính hợp pháp của điều 28, đại diện Bộ Công an giải thích điều 28 quy định cho công an cấp xã, đồn, trạm trong một số trường hợp cụ thể: tiếp nhận người phạm tội quả tang; tiếp nhận người đang bị truy nã do nhân dân giải đến; tiếp nhận đối tượng phạm tội do nhân dân giải đến không thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang; tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi phạm tội đang diễn ra có trách nhiệm: vẽ sơ đồ hoặc bảo vệ hiện trường, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu có liên quan, tiến hành truy xét khi người phạm tội bỏ trốn sau đó báo ngay cho cơ quan CSĐT công an cấp huyện. Đây chỉ là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, hỗ trợ của cơ quan công an tại địa bàn, nơi có vụ việc xảy ra cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động điều tra, không phải là hoạt động tố tụng (không có giá trị tố tụng, giá trị chứng cứ) nên không trái luật.

Về quy định "lấy lời khai", đại diện Bộ Công an nói không mở rộng hơn so với quy định "lấy lời khai đối với người bị hại, người biết vụ việc" của Pháp lệnh Công an xã, vì khi chưa bị khởi tố, truy tố (chưa là bị can, bị cáo) thì nghi phạm cũng không nằm ngoài "người biết việc".

Tương tự, quy định "vẽ sơ đồ hoặc bảo vệ hiện trường", "tiến hành truy xét khi người phạm tội bỏ trốn", theo Bộ Công an khi vụ việc xảy ra, công an cấp xã là đơn vị có thể ngay lập tức có mặt tại hiện trường, ngăn chặn ngay việc người phạm tội bỏ trốn, hiện trường có nguy cơ bị xóa, bị mất do điều kiện khách quan (mưa). Đây cũng chỉ là các hoạt động có giá trị hỗ trợ, giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi hơn trong hoạt động điều tra, không có giá trị chứng cứ.

Trong khi đó, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Bộ Tư pháp cho rằng việc quy định trên không phải là hoạt động tố tụng nhưng không nên quy phạm hóa, vì sẽ dẫn đến hiểu và thực hiện khác nhau và khuyến cáo Bộ Công an nên thể hiện ở văn bản khác, như sổ tay nghiệp vụ. Đồng tình với ý kiến này, Cục KTVB cho rằng việc TT28 quy định công an cấp xã vẽ sơ đồ, tiến hành truy xét khi người phạm tội bỏ trốn là nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ được giao tại khoản 6 điều 9 Pháp lệnh Công an xã.

Cục KTVB cho rằng thời điểm hiện tại, chưa đủ căn cứ để kết luận về tính hợp pháp. Do đó, Cục kiến nghị Bộ trưởng Tư pháp giao Vụ Pháp luật hình sự, hành chính chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, nếu thấy cần thiết thì báo cáo lãnh đạo Bộ kiến nghị Bộ Công an sửa đổi.

Theo thanhnien

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready