Khó khăn trong tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
Học sinh Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) tham gia sinh hoạt ngoại khóa. Ảnh: Nguyên Hoa |
Một khó khăn nữa là yếu tố không gian, địa lý. Thông thường, các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Không phải trường học nào cũng có sự thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, có nơi cách xa địa điểm trải nghiệm tới hàng trăm cây số. Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi tổ chức cho học sinh đến học tập, thực tế khi khoảng cách địa lý không thuận lợi. Một vướng mắc nữa là kinh phí thực hiện. Việc tổ chức học tập trải nghiệm dù ở đâu cũng cần có khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động như tiền thuê xe đưa đón, nước uống… Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở các trường phổ thông hiện nay khá eo hẹp, nhất là các nhà trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Khó khăn còn xuất phát từ phía người học. Khái niệm học tập trải nghiệm đối với học sinh ở nhiều địa phương hiện nay khá mới bởi lâu nay chúng ta vẫn chú trọng những tiết học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa và kênh hình bằng các phương tiện hỗ trợ. Vì vậy, nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm mà không có sự chuẩn bị về tâm lý và phương pháp, chắc chắn học sinh sẽ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc bảo đảm an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
Vì vậy, để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động học tập trải nghiệm, cần xây dựng chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp. Khi xây dựng chương trình học, cần chú ý sắp xếp và tổ chức xen kẽ với hoạt động học tập trải nghiệm sao cho vừa hợp lý vừa hiệu quả. Các trường cần căn cứ vào điều kiện thực tế của mình để xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp.
Theo baodaklak