Hướng dẫn sinh hoạt chi đoàn (Tháng 4 năm 2015)
II. NỘI DUNG:
1. Những Ngày đáng nhớ trong tháng 4.
- Ngày 01/4/1953: Ngày truyền thống Binh chủng Phòng không.
- Ngày 16/4/1946: Ngày truyền thống ngành Quân y.
- Ngày 19/4/2008: Ngày Văn hoá các Dân tộc Việt Nam.
- Ngày 30/4/1975: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2. Nội dung tìm hiểu: Tìm hiểu về “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”
- Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược để tiến công “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa” vào sào huyệt của quân Sài Gòn đã chín muồi, Bộ Chính trị hạ quyết tâm “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể chậm trễ”.
- Để thực hiện quyết tâm đó, Bộ Chính trị đã quyết định một loạt vấn đề lớn nhằm đảm bảo cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng toàn thắng, trong đó quyết định thành lập Bộ Tư lệnh và Đảng ủy mặt trận, quyết định tên chiến dịch đánh vào Sài Gòn là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
- Từ đầu tháng 4/1975, trên mọi miền đất nước, nhân dân ta sống những ngày hết sức sôi động và hào hùng. Cả dân tộc ra quân trong mùa Xuân lịch sử với tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và với khí thế “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng”.
- Ngày 21/4/1975, quân ta tiến công và giải phóng thị xã Xuân Lộc và tỉnh Long Khánh. Trong lúc đó, Quân đoàn II sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đà Nẵng được lệnh tiến về Sài Gòn tham gia chiến dịch.
- Ngày 18/4/1975, Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn và đến ngày 23/4 thì tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ”.
- Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngày 26/4/1975, Trần Văn Hương vừa lên thay Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống được mấy hôm đã tuyên bố nhường chức cho Dương Văn Minh.
- 17h00’ ngày 26/4/1975 quân ta nổ súng, bắt đầu cuộc tiến công lớn vào Sài Gòn. Quân ta thuộc 5 cánh từ các hướng, có sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương và sự nổi dậy của quần chúng, được lệnh vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của đối phương tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn.
- Ngày 29/4/1975, quân ta tổng công kích trên toàn mặt trận và ngày 30/4/1975 mặc cho Dương Văn Minh kêu gọi “Ngừng bắn để điều đình giao cho chính quyền”, quân dân ta kiên quyết tiếp tục tiến công theo kế hoạch, với khí thế dũng mãnh, giải phóng và chiếm lĩnh thành phố, tước vũ khí, giải tán chính quyền các cấp của đối phương, đập tan mọi sự chống cự của chúng.
- 10h 45’ ngày 30/4/1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh tiến thẳng vào “Dinh Độc Lập” bắt sống toàn bộ chính quyền Trung ương Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- 11h30’ ngày 30/4/1975 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
(Theo LS Đại cương Việt Nam)
3. Phong trào hành động:
- Tổ chức tìm hiểu, tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh; ý nghĩa của việc thống nhất đất nước; nêu gương các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh đã xả thân vì dân tộc; trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giáo dục nâng cao lòng tự hào của tuổi trẻ về truyền thống, cội nguồn dân tộc.
- Tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015): tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm, thi tìm hiểu về lịch sử Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng hoặc thăm viếng, chăm sóc, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, khu di tích tại địa phương.
- Tiến hành tổng kết, đánh giá những kết quả đã thực hiện được trong Tháng Thanh niên năm 2015, đồng thời tiếp tục thực hiện các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị, tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia thảo luận, góp ý văn kiện Đại hội Đảng các cấp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tổ chức Liên hoan, lưu diễn các đội, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng cấp cơ sở.
- Tiến hành rà soát, tổng hợp, nắm chắc số lượng đoàn viên thanh niên trên địa bàn (tổng số thanh niên, đoàn viên, đoàn viên đi làm ăn xa…) nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, đoàn viên. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên gắn với giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới; công tác phát triển đoàn viên mới – lớp đoàn viên 85 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
4. Sổ tay nghiệp vụ: Tìm hiểu về: “Công tác quản lý đoàn viên”
4.1 Quản lý đoàn viên về tổ chức
- Mỗi đoàn viên phải có sổ đoàn viên, huy hiệu đoàn, thẻ đoàn viên theo mẫu do BCH Trung ương Đoàn ban hành.
- Hồ sơ và quản lý đoàn viên:
+ Hồ sơ đoàn viên là sổ đoàn viên theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành
+ BCH Chi đoàn phải có sổ chi đoàn theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành.
+ BCH Đoàn cơ sở phải có sổ quản lý đoàn viên thanh niên; sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao thẻ đoàn viên; sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đoàn.
+ Hàng năm, BCH Chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm, khen thưởng, kỷ luật và kết quả phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên.
+ Chi đoàn, Đoàn cơ sở hàng quý; Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6 tháng, 01 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác đoàn viên của đơn vị mình cho Đoàn cấp trên quản lý trực tiếp.
+ Đoàn viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên, đồng thời có nhiệm vụ với các hoạt động Đoàn nơi học tập, công tác và nơi cư trú.
+ Khi tham gia sinh hoạt, hoạt động Đoàn nơi cư trú, đoàn viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại Đại hội, Hội nghị của chi đoàn. Trường hợp cần thiết về công tác cán bộ, nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo thì phải chuyền hồ sơ đoàn viên về nơi đó trước khi được bầu.
+ Đoàn viên là đảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của người đoàn viên (kể cả nhiệm vụ đóng đoàn phí).
+ Đoàn viên, chi đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản sổ đoàn viên cẩn thận không để hư hỏng, mất mát.
+ Nơi quản lý hồ sơ là Đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở.
- Sử dụng huy hiệu Đoàn:
+ Cán bộ, đoàn viên đeo huy hiệu Đoàn vào các ngày lễ Đoàn, lễ kết nạp đoàn viên và các sinh hoạt, hội họp của Đoàn.
+ Khuyến khích đoàn viên đeo huy hiệu Đoàn trong giờ làm việc.
- Thẻ đoàn viên:
+ Thẻ đoàn viên có giá trị chứng nhận tư cách đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do BCH Trung ương Đoàn thống nhất phát hành.
+ Đoàn viên được cấp thẻ trong lễ kết nạp hoặc chậm nhất không quá 01 tháng kể từ ngày được kết nạp vào Đoàn. Việc cấp thẻ đoàn viên do Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện quyết định.
+ Thẻ đoàn viên được dùng để đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn tạm thời và trình khi cần.
+ Đoàn viên không được cho người khác mượn thẻ; Khi trưởng thành Đoàn, đoàn viên được giữ lại thẻ đoàn viên.
+ Đoàn viên bị kỷ luật khai trừ thì bị thu hồi thẻ; Đoàn viên sử dụng thẻ sai mục đích thì tùy mức độ bị xem xét kỷ luật. BCH Chi đoàn, BTV Đoàn cơ sở có trách nhiệm thu hồi thẻ và nộp cho Đoàn cấp huyện quản lý.
+ Trung ương Đoàn quản lý số lượng và số hiệu thẻ đoàn viên trên toàn quốc. Các cấp bộ Đoàn quản lý số lượng và số hiệu thẻ đoàn viên của địa phương, đơn vị mình.
4.2 Quản lý đoàn viên về tư tưởng
- Thường xuyên kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của đoàn viên thanh niên. Tìm hiểu nguyện vọng, khó khăn đang xảy ra với đoàn viên, những tư tưởng lệch lạc không đúng đang chi phối đoàn viên…và định hướng giúp đỡ đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ của đoàn viên.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, nhất là đoàn viên mới, giúp đoàn viên học tập và tìm hiểu rõ lý tưởng cách mạng của Đảng, của Đoàn, nhiệm vụ của người đoàn viên.
- Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu. Đoàn phải là nơi để đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải quan tâm giúp đỡ đoàn viên.
4.3 Quản lý đoàn viên về công tác và sinh hoạt
- BCH chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đoàn viên. Kịp thời biểu dương những đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và kịp thời góp ý kiến phê bình đoàn viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông qua việc triển khai thực hiện chương trình “Rèn luyện đoàn viên” để phân công công tác cho đoàn viên đảm bảo thực hiện tốt quy định “Mỗi đoàn viên một việc làm thiết thực cho Đoàn”.
- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên, đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn dân cư, nơi cư trú đối với các nội dung và biện pháp cụ thể:
+ Đối với Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở nơi đoàn viên công tác: Cần lập danh sách đoàn viên của đơn vị mình, giới thiệu về nơi cư trú sinh hoạt, có công văn giới thiệu đoàn viên về tham gia phong trào tại nơi cư trú. Lập hồ sơ theo dõi và kiểm tra, nhắc nhở đoàn viên tham gia sinh hoạt và định kỳ đánh giá phân loại chất lượng đoàn viên.
+ Đối với Đoàn xã, phường, thị trấn, chi đoàn dân cư nơi đoàn viên cư trú: Tổng hợp và quản lý đoàn viên được giới thiệu tham gia sinh hoạt và hoạt động có kế hoạch tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện công tác và thời gian tham gia của đoàn viên. Định kỳ thông báo cho đoàn viên về sinh hoạt nơi cư trú biết những nội dung công tác và hoạt động chi đoàn, đoàn cơ sở. Xây dựng bản đăng ký nội dung tham gia phong trào tại địa phương, làm tốt công tác khen thưởng đối với những đoàn viên ưu tú.
- Đối với đoàn viên phải có trách nhiệm tham gia các hoạt động do đoàn nơi mình cư trú tổ chức và vận động gia đình cùng thực hiện tốt các quy định nơi cư trú và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ động liên hệ với BCH Đoàn nơi đang sinh hoạt để nhận giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt và hoạt động về nơi cư trú. Đoàn viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại Đại hội, hội nghị của chi đoàn, được xét khen thưởng nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở chi đoàn nơi cư trú. Trong trường hợp cần thiết về công tác cán bộ nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở địa bàn cư trú và nếu đoàn viên có nguyện vọng thì phải chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi cư trú trước khi bầu ít nhất 15 ngày.
4.4 Quản lý đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định.
Đoàn viên lao động ở xa, thời gian không ổn định là những đoàn viên rời khỏi địa bàn cư trú đến địa phương khác để lao động với việc làm và thời gian không ổn định, không có điều kiện sinh hoạt Đoàn thường xuyên nơi cư trú.
- Trách nhiệm của đoàn viên:
+ Trước mỗi đợt đi lao động ở xa, đoàn viên cần báo cáo với BCH chi đoàn về địa chỉ nơi đến để chi đoàn, Đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời và có sự giúp đỡ khi cần thiết.
+ Khi đến nơi lao động mới hoặc nơi cư trú, đoàn viên cần làm thủ tục đăng ký tạm trú và liên hệ với chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú hoặc Huyện, Thị, Thành đoàn đề nghị được hướng dẫn để đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội; Được dùng thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt Đoàn để sinh hoạt tạm thời.
- Trách nhiệm của cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đi:
Chi đoàn lập sổ theo dõi danh sách đoàn viên kèm theo địa chỉ mới nơi đến của đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định và báo cáo cho Đoàn cơ sở để theo dõi. Đoàn cơ sở chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời cho đoàn viên bằng giấy chuyển sinh hoạt hoặc hướng dẫn đoàn viên dùng thẻ đoàn viên để đăng ký sinh hoạt tạm thời.
- Trách nhiệm của cơ sở đoàn nơi đoàn viên đến:
+ Đoàn cơ sở tiếp nhận thủ tục chuyển sinh hoạt tạm thời và giới thiệu đoàn viên về các chi đoàn.
+ Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do và đã có đăng ký tạm trú thì Đoàn cơ sở nơi đó có thể thành lập các chi đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động.
5. Kỹ năng sinh hoạt:
Trò chơi: Thưởng, phạt lý thú: “Múa đôi”
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn, một nam, một nữ)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.