Thứ sáu, ngày 20 tháng 09 năm 2024
Cập nhật lúc: 19/11/2014

Hai huyện 'tranh chấp' cát lậu?


Ông Bùi Xuân Trường (đứng) trả lời tại buổi họp báo - Ảnh: Thái Sơn

Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 18.11, ông Hoàng Mạnh Phú, Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Phúc Thọ, thừa nhận các cơ quan quản lý nhà nước đều biết có tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra trên địa bàn từ những năm 2009, và thời điểm đó đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhưng đến nay chính quyền chỉ xử lý được 6 vụ, phạt hành chính chưa tới 200 triệu đồng.

 
 

Ngày 8.9, công an huyện bắt giữ được một vụ khai thác trái phép thì Yên Lạc nói đây thuộc đất của họ nên phải bàn giao hồ sơ để họ làm. Đến khi Bộ Công an bắt giữ vụ khai thác cát lậu lớn thì lại đổ đây là đất của Phúc Thọ

 

Ông Hoàng Mạnh Phú, Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Phúc Thọ

 

Theo ông Phú, trên địa bàn huyện hiện có 4 doanh nghiệp đã và đang được cấp phép khai thác khoáng sản hoặc khơi dòng chảy trị thủy. Do nguồn cát đen dưới lòng sông Hồng có giá trị cao nên một số doanh nghiệp câu kết các đối tượng tìm cách khai thác trộm với phương thức, thủ đoạn tinh vi: lợi dụng vào giấy phép khai thông dòng chảy để khai thác, chỉ hoạt động vào ban đêm hoặc ngày nghỉ lễ... Trong khi đó, lực lượng cảnh sát chuyên trách mỏng, không có phương tiện để tuần tra xử lý.

Ông Phú khẳng định các cơ quan chức năng H.Phúc Thọ đã làm “rất quyết liệt, có trách nhiệm”. “Từ năm 2009 đến nay chúng tôi đã ban hành 8 văn bản của UBND tăng cường quản lý khai thác khoáng sản. Chính vì khó như vậy mà huyện đã ban hành 3 văn bản đề nghị thành phố, công an thành phố hỗ trợ”, ông Phú nói và cho rằng trách nhiệm ở đây còn liên quan đến cả huyện bạn (H.Phúc Thọ giáp ranh với H.Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). “Ngày 8.9, công an huyện bắt giữ được một vụ khai thác trái phép thì Yên Lạc nói đây thuộc đất của họ nên phải bàn giao hồ sơ để họ làm. Đến khi Bộ Công an bắt giữ vụ khai thác cát lậu lớn thì lại đổ đây là đất của Phúc Thọ”, ông Phú nói và đề nghị TP.Hà Nội và Vĩnh Phúc thống nhất về ranh giới, mốc giới địa chính hai huyện.

Báo cáo của UBND H.Phúc Thọ cho rằng, trong vụ 200 cảnh sát vây bắt hơn 40 tàu hút trộm cát vào rạng sáng 8.11, có sự tham gia của lực lượng công an huyện nhưng theo tiết lộ của một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) - đơn vị chủ công vụ vây bắt, thì chỉ có lực lượng của Bộ và TP.Hà Nội tham gia.

“Chưa kịp làm thì Bộ đã triệt phá”

Về thông tin từ Bộ Công an cho rằng trong việc khai thác cát có dấu hiệu “bảo kê” của một băng nhóm xã hội đen, ông Bùi Xuân Trường, Trưởng công an H.Phúc Thọ, cho biết từ năm 2012, công an huyện đã lưu ý đến một số đối tượng, trong đó có Vũ Đình T., giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn có chức năng khai thông dòng chảy đã có dấu hiệu “bảo kê”, cưỡng đoạt tài sản tàu bè qua lại. Tuy nhiên “thực chất đối tượng chỉ đạo tay chân thực hiện nên để chứng minh hành vi thì không dễ”, ông Trường nói và cho biết công an huyện đã lập chuyên án từ năm 2012 nhưng chưa kịp làm thì Bộ Công an đã triệt phá.

Theo thanhnien

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready