Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 27/10/2014

Đề nghị truy tố 6 nguyên cán bộ công an về tội dùng nhục hình và thiếu trách nhiệm

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm ngày 9.7.2014
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm ngày 9.7

Các bị can gồm: Nguyễn Minh Quyền, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Yên; Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang; Nguyễn Thân Thảo Thành, đều nguyên là cán bộ Công an TP.Tuy Hòa; Lê Đức Hoàn, nguyên Phó trưởng Công an TP.Tuy Hòa.

Theo kết luận điều tra, việc bắt Ngô Thanh Kiều tại nhà riêng để dẫn giải về trụ sở công an xã, sau đó đưa về trụ sở Công an TP.Tuy Hòa để giữ và làm việc về nội dung liên quan đến một số vụ trộm cắp tài sản mà không có lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền là có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật. Tuy nhiên, tại thời điểm bắt và áp giải Ngô Thanh Kiều đã có cơ sở xác định đối tượng này là đồng phạm với các đối tượng bị bắt về hành vi trộm cắp tài sản nên việc làm của các cán bộ công an là cần thiết và có căn cứ.

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao xác định, trong quá trình bắt giữ, dẫn giải Ngô Thanh Kiều từ nhà đến Công an xã Hòa Đồng - huyện Tây Hòa cho tới khi đến Công an TP.Tuy Hòa, sức khỏe của Kiều vẫn bình thường, không bị ai đánh đập.

Tuy nhiên, khi làm việc tại trụ sở Công an TP.Tuy Hòa, Ngô Thanh Kiều đã bị các cán bộ công an gồm Quang, Quyền, Mẫn, Huy dùng gậy cao su đánh từ 8 giờ đến 12 giờ 30 ngày 13.5.2012; sau đó, Nguyễn Thân Thảo Thành canh giữ và dùng gậy cao su gõ vào đầu Kiều khiến nạn nhân tử vong, đã phạm vào tội “dùng nhục hình”, theo quy định tại khoản 3 điều 298 bộ luật Hình sự (phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm). Đối với ông Lê Đức Hoàn, Phó trưởng Công an, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT - Công an TP.Tuy Hòa, Trưởng ban chuyên án, đã không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình, để xảy ra việc cấp dưới bắt giữ Ngô Thanh Kiều không có lệnh, quyết định, dùng nhục hình trong lấy lời khai, canh giữ, dẫn đến việc Ngô Thanh Kiều tử vong. Sau khi bị khởi tố, các bị can đã khai nhận hành vi phạm tội của mình và đã tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại về tài sản cho gia đình người bị hại.

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng đề nghị Công an tỉnh Phú Yên xử lý, kỷ luật đối với 8 cán bộ chiến sĩ Công an TP.Tuy Hòa đã tham gia khóa tay và dẫn giải can phạm Ngô Thanh Kiều khi không có lệnh bắt giữ.

Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm diễn ra từ ngày 26.3 đến ngày 3.4.2014, TAND TP.Tuy Hòa chỉ áp dụng khoản 3 điều 298 bộ luật Hình sự tuyên phạt một bị cáo; còn lại 4 bị cáo khác đều áp dụng khoản 1.

Sau khi Viện KSND tỉnh Phú Yên ra kháng nghị, vào tháng 7.2014, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên phúc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, để điều tra lại hành vi của 5 công an dùng nhục hình và trách nhiệm của lãnh đạo ban chuyên án.

Theo thanhnien

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready