Thứ sáu, ngày 20 tháng 09 năm 2024
Cập nhật lúc: 21/01/2016

Cuộc thi sáng kiến về nước dành cho sinh viên

Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, phát biểu tại buổi lễ công bố Cuộc thi quốc gia sáng kiến thông minh về Nước. Ảnh : ĐSQ Thụy Điển.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, phát biểu tại buổi lễ công bố Cuộc thi quốc gia sáng kiến thông minh về Nước. Ảnh : ĐSQ Thụy Điển.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực nước ở hiện tại và trong tương lai. Đây là một phần của FirstGeneration, một sáng kiến của Bộ Ngoại giao Thụy Điển để tăng cường sự tham gia, cải thiện công tác truyền thông và mở rộng hỗ trợ phổ biến các mục tiêu phát triển bền vững mới.

Cuộc thi nhằm khuyến khích, tạo ra những cảm hứng tích cực cho các bạn trẻ đang theo học tại các trường đại học để đào sâu, suy nghĩ về các các vấn đề phát triển bền vững và biến đổi khí hậu và từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới, sáng tạo liên quan đến nước để tạo ra những sự thay đổi thực sự.

"Tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài con số “Trong mỗi người chúng ta, 65% là nước. Trên toàn bộ bề mặt trái đất, 72% là nước. 1 tỷ người phụ thuộc vào các chất protein từ cá. –  một sinh vật sống trong nước. Và tất nhiên, tất cả chúng ta - toàn bộ nhân loại - phụ thuộc vào tiếp cận sử dụng các nguồn nước và là sự sống", Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam nhấn mạnh. Bà nói thêm "Tuy nhiên, bất chấp thực tế là việc tiếp cận nguồn nước đã được Liên Hiệp Quốc tuyên bố là một quyền cơ bản của con người, khoảng 800 triệu người toàn cầu vẫn chưa tiếp cận với nước, hơn 2 tỷ người vẫn sống trong điều kiện không đủ điều kiện về vệ sinh môi trường. Trong khi vấn đề nước là toàn cầu, các giải pháp thường được đưa ra từ chính các cấp quốc gia và địa phương. Đây là lý do tại sao cuộc thi sáng kiến thông minh nước là rất quan trọng và có ý nghĩa".

Đại sứ Mellander cũng đề cập đến thực tế là Thụy Điển đã có một trong những quốc gia nổi tiếng về các giải pháp sáng tạo và bền vững trong lĩnh vực nước. Đại sứ Mellander đánh giá cao Việt Nam với những đóng góp và kết quả ấn tượng trong chiến lược chung hướng tới một hành tinh xanh hơn, gần đây là việc tích cực tham gia COP21 cũng như thông qua chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. "Chúng tôi mong muốn tạo ra một cuộc đối thoại giữa các quốc gia để chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Cuộc thi sáng kiến thông minh về nước là một phần trong nỗ lực đó."

“Trong mỗi người chúng ta, 65% là nước. Trên toàn bộ bề mặt trái đất, 72% là nước. 1 tỷ người phụ thuộc vào các chất protein từ cá. –  một sinh vật sống trong nước. Và tất nhiên, tất cả chúng ta - toàn bộ nhân loại - phụ thuộc vào tiếp cận sử dụng các nguồn nước và là sự sống"

Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam

Nước là chìa khóa cho sự thịnh vượng trong tương lai. Tài nguyên nước của hành tinh chúng ta có thể là một nguồn lực để thúc đẩy phát triển nhân lực và cung cấp cho người dân lương thực, nước sạch, năng lượng và các cơ hội  để có một cuộc sống mạnh khẻo và lành mạnh. Tuy nhiên, là một nguồn tài nguyên hữu hạn, nước đang chịu nhiều áp lực ngày càng tăng và rất nhiều trong số những thách thức to lớn hiện nay tại Việt Nam liên quan đến nước.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục tài nguyên Nước, Bộ TNMT cho biết: "Chúng ta đều biết, nước cần cho mọi sự sống và phát triển, cho mọi hoạt động sản suất của con người và cũng đồng thời là điều kiện để duy trì sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái. Tuy nhiên, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên nước, như thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, cạnh tranh về nước, nhu cầu nước ngày càng gia tăng trong khi nguồn nước là hữu hạn. Việt Nam, có 3450 sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên. Tuy nhiên, tài nguyên nước của Việt Nam không dồi dào và là quốc gia thiếu nước, đặc biệt là thiếu nước về mùa khô. Trong khi đó, dân số của Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đã phải đứng trước nhiều thách thức liên quan đến nước. Những thách thức đó sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Việt Nam được dự báo là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng”.

Các tác động của nước trên tất cả các khía cạnh của phát triển là không thể phủ nhận và nhu cầu cấp bách là tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu về nước trong tương lai đối với tất cả. Cuộc thi này dành cho các bạn sinh viên năm thứ nhất đến năm cuối đến từ các trường đại học trên toàn quốc. Các thí sinh sẽ lập thành các nhóm gồm 2-4 thành viên và làm việc cùng nhau và đề xuất những ý tưởng khả thi. Tất cả các thành viên trong nhóm phải là công dân Việt Nam và đang theo học tại một trường đại học và có khả năng tiếng Anh tốt. Các sáng kiến dự thi có thể bao gồm cả những ý tưởng hoàn toàn mới chưa được phát triển hoặc việc đổi mới, sáng tạo các giải pháp có sẵn.

"Do tầm quan trọng của nước, chúng ta cần tạo ra một nền văn hóa luôn đổi mới nhằm xác định những cơ hội mới và thúc đẩy sự thay đổi. Sáng kiến đề xuất cần giải quyết được một chủ đề cụ thể trong lĩnh vực nước. Ví dụ, giải pháp có thể hướng tới giải quyết nâng cao hiệu quả sử dụng nước hoặc làm giảm ô nhiễm đối với nước sinh hoạt cho cư dân tại địa phương. Bằng việc tham gia cuộc thi này, các bạn trẻ Việt Nam sẽ cạnh tranh lành mạnh bằng những ý tưởng sáng tạo của mình và từ đó có thể thu được những kinh nghiệm thực tế và chuyên nghiệp nhằm góp phần tạo ra những thay đổi lâu dài cho cộng đồng của chính họ", Tiến sĩ Anna Bratt, đại diện cho Ban giám khảo gồm các chuyên gia Thụy Điển và Việt Nam trong lĩnh vực nước và môi trường bổ sung.

Giải nhất của cuộc thi cho đội chiến thắng sẽ là một chuyến đi Thụy Điển và tham dự chương trình Tuần lễ nước Thế giới tổ chức hàng năm tại tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển từ ngày 27 tháng 08 đến ngày 02 tháng 09 năm 2016.

Cuộc thi được tổ chức với sự bảo trợ của Viện Nước  Quốc tế Stockholm (SIWI) và các doanh nghiệp Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam như AstraZeneca, Electrolux, ABB, Tetra Pak và SKF. Tất cả các tổ chức đều bày tỏ sự ủng hộ và có những đóng góp tích cực để hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc sáng tạo và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.

Theo tienphong

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready