Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 16/07/2013

Sinh viên cử tuyển được bố trí việc làm đạt thấp

Sinh viên cử tuyển được bố trí việc làm đạt thấp
 
Báo cáo giám sát của HĐND tỉnh Dak Lak (Khóa VIII) trình trước kỳ họp thứ 6 cho biết, từ năm 2006 đến cuối 2009 toàn tỉnh đã cử tuyển được 175 học sinh các dân tộc thiểu số học tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp theo NĐ 134/CP (gồm 127 trình độ đại học, 20  trình độ cao đẳng và 20 trình độ trung cấp chuyên nghiệp). Học sinh cử tuyển được đào tạo ở 17 ngành, nghề, trong đó ngành Y chiếm tỷ lệ cao nhất (38,2%), Sư phạm 36%, các ngành khác 25,7%.
 
Ngoài ra, từ năm 2006-2012, tỉnh Dak Lak phối hợp với Trường Quân sự địa phương, Trường Đại học Tây Nguyên, Trung cấp Sư phạm Mầm non và Học viện Hành chính Phân viện khu vực Tây Nguyên tổ chức 4 lớp cử tuyển đào tạo trình độ trung cấp quân sự, cử nhân kinh tế nông lâm, trung cấp sư phạm mầm non, đại học hành chính cho 210 học sinh là con em đồng bào các dân tộc. 
1
Học sinh dân tộc thiểu số đang ôn luyện thi vào hệ dự bị Trường Đại học Tây Nguyên (Ảnh:minh họa)
Theo kết quả giám sát tại Sở Nội vụ, trong tổng số 175 sinh viên cử tuyển theo NĐ134 chỉ có 25 em (14%) được bố trí việc làm; và giám sát tại 5 địa phương: Ea Kar, Ea H’leo, Ea Súp, Cư M’gar chỉ bố trí công tác cho 35/56 em cử tuyển. Nguyên nhân sinh viên cử tuyển không được bố trí công tác là do tỉnh chưa có chính sách, phương án cụ thể đối với sinh viên cử tuyển; việc cử tuyển sinh viên học cử tuyển chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng, chưa gắn với công tác quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng biên chế của tỉnh; các địa phương đề xuất số lượng cử tuyển nhưng chưa chủ động bố trí công tác…
 
Được biết, tổng kinh phí chi cho đào tạo theo chế độ cử tuyển của tỉnh từ năm 2008 đến cuối năm 2011 hơn 12,2 tỷ đồng. 
 

Theo: baodaklak.vn

 
 
 

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready