HƯỚNG DẪN NỘI DUNG SINH HOẠT CHI ĐOÀN (Tháng 3 năm 2013)
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG SINH HOẠT CHI ĐOÀN
(Tháng 3 năm 2013)
II. Nội dung: Tổ chức tuyên truyền 82 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 - 26/3/2013.
A. Nội dung tìm hiểu:
1. Những ngày lễ trong tháng 3.
Tháng 3 là tháng có rất nhiều ngày lễ trọng đại của đất nước và của tỉnh ta: Ngày 03/3/1959: Ngày truyền thống bộ đội biên phòng; Ngày 08/3/1910: Ngày Quốc tế phụ nữ; Ngày 10/3/1975: Ngày giải phóng Buôn Ma Thuột; Ngày 26/3/1931: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…
2. Tìm hiểu về 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2013).
Sự ra đời của Đoàn TNCS Đông Dương đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Được bộ chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần.
- Từ năm 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt
- Từ năm 1937 - 1939: Đoàn thanh niên Dân chủ
- Từ tháng 11/1939 - 1941: Đoàn thanh niên Phản đế.
- Từ tháng 5/1941 - 1956: Đoàn thanh niên Cứu quốc.
- Từ ngày 25/10/1956 - 1970: Đoàn thanh niên Lao động Việt
- Từ tháng 12/1976 đến nay được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. * Từ ngày thành lập đến nay Đoàn đã tổ chức 10 lần Đại hội: Đại hội lần thứ X: Diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12/2012 tại Thủ đô Hà Nội, có 999 đại biểu. Đại hội bầu 151 uỷ viên BCH, 33 ủy viên BTV, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh được bầu làm Bí thư thứ nhất và 19 ủy viên ủy ban kiểm tra, đồng chí Nguyễn Long Hải Bí thư Ban Chấp hành, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
3. Tìm hiểu về 38 năm ngày giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2013).
Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3 mở màn cho thắng lợi của đại thắng mùa xuân năm 1975: Cách đây 38 năm, ngày 10/3/1975, quân và dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung đã sống trong khí thế sục sôi chiến đấu và chiến thắng của trận đánh Buôn Ma Thuột mở màn cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. Chiến thắng Buôn Ma Thuột mãi mãi là trang sử vàng oanh liệt của quân và dân ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, là điểm khởi đầu thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền
Chiều ngày 9-3, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên sau khi kiểm tra tình hình lần cuối cùng đã hạ quyết tâm tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Kéo pháo vào chiến trường, chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột.
16 giờ ngày 9-3, các đơn vị tiến công Buôn Ma Thuột rời khu vực tập kết chuyển lên tuyến tiến công. Cả 12 trung đoàn bộ binh và binh chủng cùng một lúc triển khai trên 3 hướng chuyển sang tiến công.
Đúng 2 giờ 3 phút ngày 10-3, Trung đoàn đặc công 198 tổ chức các đội 1, 9, 18 tiến công sân bay thị xã Buôn Ma Thuột.
Đến 3 giờ 30 phút, các đơn vị đã làm chủ phần lớn sân bay. Các đội khác tấn công sân bay Hòa Bình và hậu cứ trung đoàn 53 của ngụy. Đúng 2 giờ 16 phút ngày 10-3, quân ta đã chiếm và làm chủ kho Mai Hắc Đế.
Hướng Đông Bắc, 6 giờ 30 phút sáng 10-3, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn Bộ binh 95B tiến vào chiếm Ngã Sáu. Đến 15 giờ 30 phút, Trung đoàn 95B đã chiếm được Tiểu khu Đắk Lắk.
Hướng Tây Bắc, 6 giờ 30 phút sáng 10-3, một đơn vị thuộc Trung đoàn 148 đã tiêu diệt bộ phận bảo an và đánh chiếm điểm cao Cư Êbur. Đến 13 giờ 30 phút thì Trung đoàn 148 làm chủ khu pháo binh.
Đêm 10-3, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổng hợp tình hình và bổ sung quyết tâm "Phải đánh chiếm nhanh căn cứ Sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trước khi dự bị chiến dịch của địch tăng cường đến".
Từ 6 giờ đến 8 giờ sáng 11-3, pháo binh ta bắn dồn dập vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23. Tiếp đó bộ binh và xe tăng ta chia thành 3 mũi tiến công thẳng vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 của địch.
Đúng 11 giờ ngày 11-3, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Năm tháng có qua đi, nhưng chiến thắng mở màn Buôn Ma Thuột đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc; Buôn Ma Thuột vẫn mãi là mảnh đất anh hùng của Tổ quốc; thế hệ mai sau mãi mãi sẽ biết ơn những người làm nên trận đánh lịch sử Buôn Ma Thuột, mở đầu cho đại thắng mùa Xuân năm 1975.
B. Phong trào hành động:
- Tuyên truyền sâu rộng trong ĐVTN về các ngày lễ trong tháng, các hoạt động của tuổi trẻ toàn tỉnh trong tháng Thanh niên năm 2013.
- Tổ chức Ngày hội thanh niên bằng các hoạt động, việc làm thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị.
- Triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.
- Các cơ sở Đoàn tập trung tiến hành tổ chức các hoạt động thiết thực như: xây dựng các công trình thanh niên, hiến máu nhân đạo, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”… hưởng ứng các hoạt động trong tháng Thanh niên do Đoàn cấp trên phát động, đồng thời lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2013).
- Các cơ sở Đoàn xây dựng các loại hình sinh hoạt phù hợp tổ chức cho ĐVTN đăng ký chương trình rèn luyện đoàn viên. Tăng cường củng cố, kiện toàn các Chi đoàn, Chi hội trên địa bàn dân cư.
III. Sổ tay nghiệp vụ: Tìm hiểu về: “Mối quan hệ Đoàn, Hội trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên”.
1. Mối quan hệ giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Hội LHTN Việt
Ngay sau khi tổ chức Đoàn thành lập, Đảng đã giao nhiệm vụ cho Đoàn phải tập hợp tất thảy mọi thanh niên không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp để cùng phấn đấu cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Năm 1946 theo sự chỉ đạo của Bác Hồ, tổng đoàn thanh niên Việt Nam được thành lập và sau đổi tên thành Liên Đoàn thanh niên Việt Nam, là tổ chức tập hợp rộng rãi của thanh niên. Xuất phát từ tính liên hiệp của tổ chức Hội, do vậy trong tổ chức Hội có các thành viên tập thể. Quan hệ giữa các thành viên tập thể là quan hệ bình đẳng trên cơ sở phối hợp thống nhất cùng hành động vì mục tiêu chung. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam và được tổ chức chặt chẽ ở 4 cấp; đoàn viên là những thanh niên tiên tiến nhất; Đoàn thanh niên đã đưa ra mục tiêu, lý tưởng được đông đảo các tầng lớp thanh niên Việt Nam đồng tình hưởng ứng. Từ cơ sở đó đã tạo ra vai trò, nòng cốt của Đoàn đối với tổ chức Hội cũng đã được xác định trong Điều lệ Đoàn và Điều lệ Hội.
2. Đoàn thanh niên với công tác xây dựng Hội LHTN Việt
- Về xây dựng đội ngũ cán bộ Hội:
Để đảm bảo là nòng cốt chính trị của mình, Đoàn thanh niên các cấp giúp Hội phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ Hội. Chọn cử cán bộ Đoàn có năng lực, uy tín, giỏi về kỹ năng và có tinh thần trách nhiệm tham gia vào các cấp lãnh đạo của Hội.
Đoàn thanh niên củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở để đảm đương vai trò nòng cốt của Đoàn trong Hội, xây dựng tổ chức cơ sở Hội. Nâng cao chất lượng cán bộ, đoàn viên, đặc biệt là chất lượng chính trị, tính tiên phong, gương mẫu và sức quy tụ của người cán bộ, đoàn viên đối với thanh niên. Thực hiện mỗi cán bộ, đoàn viên phải thường xuyên tham gia hoạt động với một tập thể thanh niên ở địa bàn dân cư. Tổ chức Đoàn các cấp giới thiệu và khuyến khích đoàn viên tham gia các hoạt động của Hội LHTN với tư cách là hội viên nòng cốt.
- Về cơ sở vật chất cho hoạt động của Hội
Đoàn thanh niên các cấp phối hợp với Hội LHTN tổ chức các hoạt động giáo dục, phong trào, các hoạt động xã hội, các hoạt động chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của thanh niên; ủng hộ và hỗ trợ Hội trong việc tổ chức các cuộc vận động của Hội.
3. Hội LHTN Việt
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị của những thanh niên tiên tiến. Hội LHTN Việt
Trong điều kiện hiện nay, Đoàn và Hội phải nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức mình, mà chất lượng của tổ chức Đoàn và Hội lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đoàn viên, hội viên. Trong những năm qua chúng ta chưa làm rõ ranh giới của người đoàn viên, hội viên và của người thanh niên. Đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải thực sự là người thanh niên tiên tiến, tiêu biểu, là người cộng sản trẻ tuổi chưa phải là đảng viên. Đoàn viên phải là tấm gương cho thanh niên và mỗi đoàn viên, hội viên phải có trách nhiệm làm công tác quần chúng của Đoàn và Hội.
IV. Kỹ năng nghiệp vụ: Trò chơi Team Building
* Tung lưới khung thành đối phương.
· Không gian: Trong phòng hoặc ngoài trời
· Mục tiêu: Tăng tinh thần đồng đội và khả năng quan sát.
· Số lượng thành viên: 12 người trở lên.
· Vật dụng cần thiết: Chồng giấy báo x 1; Bóng nhựa x 1; Vài cuộn băng keo.
· Hoạt động:
1. Chia nhóm thành 2 đội.
2. Phát cho mỗi đội nửa chồng báo và vài cuộn băng keo.
3. Các thành viên cuộn tròn báo thành những cây gậy với đầu gậy được uốn như hình vẽ sau đó dùng băng keo dán chặt với nhau.
4. Đánh dấu khung thành cho 2 đội và bắt đầu trò chơi.
5. Mỗi đội cố gắng đánh bóng vào khung thành đối phương để ghi điểm.
6. Đội có số điểm chung cuộc cao nhất sẽ chiến thắng.
BAN TỔ CHỨC – KIỂM TRA