Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024
Cập nhật lúc: 19/01/2024

Xuyên tạc chống phá đường lối đối ngoại của Việt Nam


Xuyên tạc các chủ trương lớn của Việt Nam, trong đó có hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, những giọng điệu bôi nhọ, những hành động chống phá càng trở nên phổ biến. Từ tụ tập gây sức ép nhằm cản trở nỗ lực mở rộng quan hệ đa phương trong các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo cấp cao cho đến bóp méo thông tin trong các lĩnh vực như kinh tế, quyền con người… tạo nên những hình ảnh sai lệch về Việt Nam. Hay đưa ra những thông tin trái ngược với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm gây hoang mang trong nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế khác hẳn những luận điệu xuyên tạc như các thế lực thù địch. Vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thế giới. Nhìn vào lịch sử dân tộc, cùng với những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, ông cha ta đã tạo dựng nên những truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại giao và hoạt động đối ngoại. Trong hàng nghìn năm, đối ngoại đã được sử dụng để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh, hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất. Trong những năm tháng cách mạng, mặt trận ngoại giao đã luôn đóng vai trò trọng yếu góp phần tạo nên những thắng lợi hết sức cho sự nghiệp đối nội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi hòa bình lập lại, đối ngoại đã trở thành một mặt trận, tạo lối, mở đường, từng bước phá thế, bị bao vây, cấm vận, khơi thông quan hệ với nhiều đối tác, mở ra cục diện mới cho công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ đất nước. Những thành tựu hơn 35 năm đổi mới đã khẳng định sự đúng đắn của việc xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao của riêng Việt Nam: Kiên định, nhưng linh hoạt, vừa đảm bảo vai trò, vị thế của đất nước nhưng vẫn xử lý hài hòa được các mối quan hệ với các đối tác, đảm bảo những điều kiện nhất cho phát triển đất nước. Vẫn có những luận điệu cho rằng trong bối cảnh phức tạp trên thế giới hiện nay, Việt Nam đang ngả theo nước này, chạy theo nước kia để được an toàn, phát triển.
Chuyện đó sẽ không xảy ra. Nhận xét ấy nếu không xuất phát từ những kẻ không hiểu gì về lịch sử thì cũng là chiêu trò chọc gậy bánh xe nhằm phá hoại đất nước. "Đài Á châu tự do" đã thực hiện một clip gần 10 phút đưa ra nhiều bình luận thiếu thực tế trước chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Rất nhiều phỏng đoán vô căn cứ đã được đưa ra: “Việt Nam ngả nghiêng phe này, nước kia”. Nếu cứ tư duy theo lối suy diễn áp đặt này thì chúng sẽ trả lời ra sao khi thực tế lại cho thấy hầu hết nguyên thủ của tất cả các nước lớn trên thế giới đều đã đến Việt Nam. Thậm chí nhiều lãnh đạo các nước còn chọn Việt Nam là điểm công du đối ngoại đầu tiên sau khi nhậm chức để đưa ra thông điệp mong muốn tăng cường hợp tác?
________________
Chiều 18/1 (giờ địa phương), tại Quảng trường Nhà quốc hội ở Thủ đô Budapest, Thủ tướng Viktor Orbán chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hungary. Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính được tổ chức hết sức trang trọng, ngay từ cổng vào Quảng trường, Đội kỵ binh danh dự Ferenc Nádsdy tháp tùng xe của Thủ tướng vào đến vị trí danh dự. Tại nơi đỗ xe trước thảm đỏ, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tới đón, bắt tay, nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Trong tiếng nhạc chào mừng, hai Thủ tướng cùng duyệt đội danh dự với hàng trăm quân nhân trong trang phục chỉnh tề, bồng súng nghinh đón./.

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready