Xây dựng cộng đồng “Sinh viên 5 tốt” trong sinh viên
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương đã đến dự và chủ trì hội nghị
Xây dựng cộng đồng “Sinh viên 5 tốt”
Mở đầu cho các ý kiến góp ý, giảng viên Nguyễn Công Viễn - Đại học Thủy Lợi cho rằng, các hoạt động tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” hàng năm đều đã được tổ chức rất tốt. Nhưng sau tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” cần có những những ảnh hưởng thì chưa được truyền thông sâu rộng, để doanh nghiệp hay các cơ quan trong và ngoài nước hiểu và tiếp nhận những sinh viên đạt danh hiệu này vào làm việc, đầy là việc làm rất cần thiết.
Bên cạnh đó, “để trở thành “Sinh viên 5 tốt”, nên chăng tiêu chí giỏi thì nên là 3.2 thay 3.4 như trước đây”, đồng chí Viễn đề xuất.
Giảng viên Viễn còn chia sẻ băn khoăn khi chỉ tiêu 1.000 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương là còn quá cao.
Giải đáp băn khoăn này, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho rằng, triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã bước sang năm thứ 11. Hàng năm, Trung ương Hội đã tiếp nhận 300 đến 380 hồ sơ của sinh viên cả nước gửi về, có thể thấy con số này có thể đáp ứng được chỉ tiêu trong nhiệm kỳ. Tuy nhiên số hồ sơ đạt công nhận còn rất thấp, có thể là do các cấp Hội chưa chú ý nhiều đến hồ sơ đăng ký của các bạn. Các bạn sinh viên vẫn có thể đạt được danh hiệu này, nếu các cấp Hội biết quan tâm tạo môi trường để các bạn rèn luyện, phấn đấu. Qua 10 năm triển khai, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam mong muốn sẽ đạt được chỉ tiêu này trong nhiệm kỳ mới.
Giảng viên trẻ Nguyễn Nhất Linh – Viện Ngân hàng tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trao đổi về cách làm để sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, giảng viên trẻ Nguyễn Nhất Linh – Viện Ngân hàng tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ, “Sinh viên 5 tốt” đang được coi là danh hiệu hay là điều kiện hướng tới có được 100% bạn đạt “Sinh viên 5 tốt”. Để làm được điều này cần xây dựng là lộ trình để theo sát từng ngày từng giờ để làm và nên có ra soát theo quý, theo năm sẽ biết có bao nhiêu sinh viên đạt được danh hiệu
Theo giảng viên Nhất Linh, hiện Đoàn trường cũng Hội Sinh viên đã đưa ra các chỉ số bằng điểm thông qua các hoạt động để sinh viên tự có thể đánh giá mình đạt được ở mức nào. Và đối với những sinh viên phấn đấu đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” thì cần thấy mình phải phấn đấu như thế nào để đạt được nó khi chưa đạt mức điểm theo yêu cầu.
Học hỏi mô hình hay tại Hàn Quốc, giảng viên Nhất Linh đề xuất giải pháp trong nhiệm kỳ tới nên chăng xây dựng cộng đồng “Sinh viên 5 tốt”, đó là sự kết nối giữa những “Sinh viên 5 tốt” hiện tại và “Sinh viên 5 tốt” những khóa trước. Để ngay khi những “Sinh viên 5 tốt” ra trường sẽ được những “Sinh viên 5 tốt” khóa trước giới thiệu tiếp nhận về làm việc tại cơ quan, đơn vị mình mà không phải lo đi xin việc những nơi khác.
Còn với giảng viên Nguyễn Văn Triệu - Đại học Ngoại thương đề xuất, với “Sinh viên 5 tốt” cần tuyên truyền rộng rãi để xã hội, doanh nghiệp thấy được giá trị của danh hiệu. Và “Sinh viên 5 tốt” khi cầm danh hiệu này đi việc nó phải được xem như “thẻ bài” để được vào làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Kết nối sinh viên
Bên cạnh đó, những ý kiến của các giảng viên trẻ còn đi sâu vào nhiều nội dung của dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X
Chia sẻ ý kiến về hội nhập quốc tế sinh viên, PGS. TS Trần Xuân Bách - Đại học Y Hà Nội cho rằng, trong thời buổi hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đối với sinh viên thì ngoại ngữ và tin học là những yếu tố rất quan trọng. Nhưng nếu nhìn trong khu vực thì vấn đề hội nhập này với các bạn sinh viên còn rất thấp. Do đó, cần thẳng thắn nhìn nhận sinh viên đang thiếu sự hòa nhập và hội nhập là kỹ năng ứng xử trong môi trường văn hóa mà sinh viên cần được trang bị.
Theo Ths Bùi Nguyên Bảo - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cần có những phong trào sống thực với đời sống của sinh viên.
|
PGS. TS Trần Xuân Bách - Đại học Y Hà Nội |
Đồng chí Bảo nêu ví dụ, những năm trước đây chúng ta đã có những cuốn nhật kỳ “Mãi mãi tuổi 20”, nhật ký Đặng Thùy Trâm ... đã đi vào lòng biết bao người và cũng chính từ đây phong trào mãi mãi tuổi 20 đã đi vào các lớp sinh viên. Vậy trong nhiệm kỳ mới, Trung ương Hội cần nghiên cứu để có được những phong trào ý nghĩa có giá trị cuốn hút lớp trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, và phong trào thực chất hơn, đi vào lòng người hơn, nên ngoại trừ Chiến dịch “Mùa hè xanh” hiện như đang có.
Lựa chọn một hoạt động để làm nổi bật vai trò của tổ chức Hội Sinh viên lên, đó là ý kiến tham gia trao đổi của PGS.TS Nguyễn Hoàng Nam - Giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nằm trong những ý kiến của mình giảng viên Nguyễn Hoàng Nam bày tỏ mong muốn sự cần thiết khi thiết kế được phần mềm kết nối sinh viên hiện tại với các cựu sinh viên của trường để tìm các nguồn lực cho trường cũng như Hội sinh viên. Nếu làm được việc kết nối thì sau một nhiệm kỳ sẽ có được số liệu 10 năm về sinh viên (sinh viên theo học tại trường và cựu sinh viên đã ra trường).
Bên cạnh đó, giảng viên Nguyễn Hoàng Nam cũng nêu ý kiến, những năm trước đây mô hình chi Hội sinh viên đã được duy trì và hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc học tín chỉ đã làm cho các chi hội hoạt động không mấy hiệu quả. Vậy chi Hội sinh viên còn phù hợp hay chăng, đòi hỏi sự nghiên cứu để có giải pháp phù hợp.
Cùng có suy nghĩ về quản lý tập hợp sinh viên, giảng viên Nguyễn Công Viễn - Đại học Thủy Lợi cho rằng, đối với sinh viên hiên nay có nhiều niềm đam mê thu hút, phần tốt cũng nhiều, nhưng phần chưa tốt cũng không ít. Thực tế vừa qua cho thấy, nhiều sinh viên chưa được định hướng đúng đắn nên đã có nhiều sinh viên share, like vào nhiều nội dung trên mạng chưa tốt.
“Trong thời điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Trung ương Hội cần có cách quản lý hợp lý và có sự nghiên cứu thông qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thuận lợi hơn trong việc quản lý hội viên” giảng viên Nguyễn Công Viễn đề xuất.
Theo doanthanhnien