Văn hóa Đông Sơn: Kho tàng vũ khí hiếm có
Dao găm đồng thời Đông Sơn - Ảnh: Bảo tàng lịch sử
|
Bảo vật
PGS-TS Phạm Đức Mạnh luôn đánh giá cao tầm vóc kho tàng hiếm có của các di tích tương đương văn hóa Đông Sơn - hậu Đông Sơn. “Có thể ghi nhận một số địa điểm trước đây ở miền Bắc kiểu kho chứa hàng vạn mũi tên đồng Cầu Vực và trống chứa gần 200 công cụ - vũ khí đồng Mả Tre (Cổ Loa, Hà Nội)”, ông Mạnh cho biết.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại hình vũ khí trong các di chỉ Đông Sơn. Chúng đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. “Trong các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa. Ví dụ, Việt Khê là 49%, Thiệu Dương 59%, Vinh Quang 50% và ở Đông Sơn là 63%”, PGS-TS Trịnh Sinh nói.
Không chỉ vậy, nhiều hiện vật Đông Sơn còn có giá trị về nghệ thuật. Chẳng hạn nhiều loại dao găm của thời kỳ này không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác. Theo các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nét độc đáo của dao găm Đông Sơn được thể hiện ở tất cả các bộ phận, từ đốc, cán, chắn tay đến lưỡi. Tuy nhiên, sự độc đáo của chúng rõ nhất ở phần cán. Có hiện vật gắn chắn tay ngang, có loại là chắn tay quặp kiểu sừng trâu. Lưỡi có loại gần hình tam giác, hai cạnh bên thẳng mũi nhọn. Cũng có loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù, loại khác thì hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.
Một vũ khí Đông Sơn tuyệt đẹp vừa được phong bảo vật quốc gia là kiếm ngắn núi Nưa. Vũ khí này có khối tượng ở chuôi hình người phụ nữ hai tay khuỳnh chống nạnh. Tượng có khuôn mặt trái xoan, cằm hơi nhô ra, cặp mắt được thể hiện bằng hai vòng tròn đồng tâm. Tượng đeo trang sức, vấn khăn như hình búp hoa sen, mặc áo chẽn dài tay, áo xẻ ngực không cài khuy để lộ vạt yếm kín cổ bên trong. Áo bó sát lấy thân làm nổi rõ những đường cong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng đây là trang phục lộng lẫy, với những hoa văn đặc trưng của văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2.000 năm. Kiểu mặc áo yếm này ngày nay vẫn phổ biến trong trang phục của phụ nữ Mường.
Thời kỳ chiến trận
Lý giải về việc vũ khí xuất hiện nhiều trong các di chỉ Đông Sơn, PGS-TS Phạm Minh Huyền cho rằng bởi khi ấy tổ tiên ta bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động và xây dựng đất nước. Theo bà, vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, xung đột vũ trang có chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước. Tài liệu khảo cổ học cho thấy số lượng vũ khí tăng lên đột ngột, với nhiều loại hình khác nhau. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng khá phổ biến qua các cuộc xung đột bên trong giữa các bộ tộc và chống ngoại xâm bên ngoài. “Sự đe dọa xâm lăng của thế lực phong kiến từ bên ngoài khiến ý thức dân tộc của những người Việt cổ nảy nở, họ sớm đoàn kết lại trong khối cộng đồng chung để chiến đấu giữ gìn chủ quyền lãnh thổ. Và nhu cầu phải tổ chức nhau lại để chống kẻ thù bên ngoài đã đòi hỏi phải sớm có một nhà nước ra đời”, bà Huyền phân tích.
Còn theo PGS-TS Trịnh Sinh, xung đột và chiến tranh xuất hiện do phân hóa xã hội. Theo ông, sự phân hóa xã hội trong cư dân Đông Sơn đã sâu sắc. “Tư liệu phân tích các đồ tùy táng chôn trong ngôi mộ cho thấy: đa số mộ thuộc về người nghèo, không được chôn theo bất cứ đồ vật gì (84,1%), số mộ giàu, có từ 16 hiện vật trở lên chỉ có 1%. Tại một khu mộ khác là Việt Khê, 1 mộ có tới khoảng 100 hiện vật quý trong khi đó 4 mộ táng khác lại không hề được chôn theo hiện vật nào”, ông nói.
Chính vì thế, theo ông Sinh, phân hóa xã hội tất yếu dẫn đến xung đột và chiến tranh. Sự xung đột và chiến tranh trong nội bộ các tộc người của văn hóa Đông Sơn cũng như những cư dân Đông Sơn với các tộc người khác tất yếu dẫn đến các thủ lĩnh quân sự có tài thao lược, lãnh đạo cộng đồng. Ông Sinh cho rằng, có khả năng đấy chính là hình ảnh các vua Hùng.
Cũng theo ông Sinh, một khía cạnh khảo cổ khác nữa: khi nghiên cứu các trống đồng Đông Sơn, kết hợp với thư tịch và tư liệu dân tộc học, đã nhận thấy có biểu tượng quyền lực thủ lĩnh thời này qua việc sở hữu trống đồng. Thư tịch chép thời này có vài trống đồng có thể xưng vương, có thể đấy là những thủ lĩnh địa phương trong bộ máy nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc.
PGS-TS Phạm Đức Mạnh luôn đánh giá cao tầm vóc kho tàng hiếm có của các di tích tương đương văn hóa Đông Sơn - hậu Đông Sơn. “Có thể ghi nhận một số địa điểm trước đây ở miền Bắc kiểu kho chứa hàng vạn mũi tên đồng Cầu Vực và trống chứa gần 200 công cụ - vũ khí đồng Mả Tre (Cổ Loa, Hà Nội)”, ông Mạnh cho biết.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại hình vũ khí trong các di chỉ Đông Sơn. Chúng đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. “Trong các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa. Ví dụ, Việt Khê là 49%, Thiệu Dương 59%, Vinh Quang 50% và ở Đông Sơn là 63%”, PGS-TS Trịnh Sinh nói.
Không chỉ vậy, nhiều hiện vật Đông Sơn còn có giá trị về nghệ thuật. Chẳng hạn nhiều loại dao găm của thời kỳ này không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác. Theo các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nét độc đáo của dao găm Đông Sơn được thể hiện ở tất cả các bộ phận, từ đốc, cán, chắn tay đến lưỡi. Tuy nhiên, sự độc đáo của chúng rõ nhất ở phần cán. Có hiện vật gắn chắn tay ngang, có loại là chắn tay quặp kiểu sừng trâu. Lưỡi có loại gần hình tam giác, hai cạnh bên thẳng mũi nhọn. Cũng có loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù, loại khác thì hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.
Một vũ khí Đông Sơn tuyệt đẹp vừa được phong bảo vật quốc gia là kiếm ngắn núi Nưa. Vũ khí này có khối tượng ở chuôi hình người phụ nữ hai tay khuỳnh chống nạnh. Tượng có khuôn mặt trái xoan, cằm hơi nhô ra, cặp mắt được thể hiện bằng hai vòng tròn đồng tâm. Tượng đeo trang sức, vấn khăn như hình búp hoa sen, mặc áo chẽn dài tay, áo xẻ ngực không cài khuy để lộ vạt yếm kín cổ bên trong. Áo bó sát lấy thân làm nổi rõ những đường cong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng đây là trang phục lộng lẫy, với những hoa văn đặc trưng của văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2.000 năm. Kiểu mặc áo yếm này ngày nay vẫn phổ biến trong trang phục của phụ nữ Mường.
Thời kỳ chiến trận
Lý giải về việc vũ khí xuất hiện nhiều trong các di chỉ Đông Sơn, PGS-TS Phạm Minh Huyền cho rằng bởi khi ấy tổ tiên ta bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động và xây dựng đất nước. Theo bà, vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, xung đột vũ trang có chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước. Tài liệu khảo cổ học cho thấy số lượng vũ khí tăng lên đột ngột, với nhiều loại hình khác nhau. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng khá phổ biến qua các cuộc xung đột bên trong giữa các bộ tộc và chống ngoại xâm bên ngoài. “Sự đe dọa xâm lăng của thế lực phong kiến từ bên ngoài khiến ý thức dân tộc của những người Việt cổ nảy nở, họ sớm đoàn kết lại trong khối cộng đồng chung để chiến đấu giữ gìn chủ quyền lãnh thổ. Và nhu cầu phải tổ chức nhau lại để chống kẻ thù bên ngoài đã đòi hỏi phải sớm có một nhà nước ra đời”, bà Huyền phân tích.
Còn theo PGS-TS Trịnh Sinh, xung đột và chiến tranh xuất hiện do phân hóa xã hội. Theo ông, sự phân hóa xã hội trong cư dân Đông Sơn đã sâu sắc. “Tư liệu phân tích các đồ tùy táng chôn trong ngôi mộ cho thấy: đa số mộ thuộc về người nghèo, không được chôn theo bất cứ đồ vật gì (84,1%), số mộ giàu, có từ 16 hiện vật trở lên chỉ có 1%. Tại một khu mộ khác là Việt Khê, 1 mộ có tới khoảng 100 hiện vật quý trong khi đó 4 mộ táng khác lại không hề được chôn theo hiện vật nào”, ông nói.
Chính vì thế, theo ông Sinh, phân hóa xã hội tất yếu dẫn đến xung đột và chiến tranh. Sự xung đột và chiến tranh trong nội bộ các tộc người của văn hóa Đông Sơn cũng như những cư dân Đông Sơn với các tộc người khác tất yếu dẫn đến các thủ lĩnh quân sự có tài thao lược, lãnh đạo cộng đồng. Ông Sinh cho rằng, có khả năng đấy chính là hình ảnh các vua Hùng.
Cũng theo ông Sinh, một khía cạnh khảo cổ khác nữa: khi nghiên cứu các trống đồng Đông Sơn, kết hợp với thư tịch và tư liệu dân tộc học, đã nhận thấy có biểu tượng quyền lực thủ lĩnh thời này qua việc sở hữu trống đồng. Thư tịch chép thời này có vài trống đồng có thể xưng vương, có thể đấy là những thủ lĩnh địa phương trong bộ máy nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc.
Theo thanhnien