Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 14/05/2018

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Người trẻ hành động vì chính tương lai của mình

Sáng 8/5, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phối hợp tổ chức buổi Đối thoại với thanh niên về biến đổi khí hậu và tuyên bố khởi động GEMMES Việt Nam, một chương trình nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí hậu.
 
Tuyên bố khởi động dự án GEMMES Việt Nam
 
 
Tham dự buổi đối thoại có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; ngài Olivier Sigaux - Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam; GS.TS. Gael Giraud - Kinh tế trưởng Cơ quan Phát triển Pháp; ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD Việt Nam và TS. Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
 
Chương trình là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp (12/4/1973-12/4/2018)  và nằm trong khuôn khổ triển khai thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
 
 
BĐKH đang tới rất nhanh
 
 
Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của BĐKH. Trong 50 năm qua ở Việt Nam, nhiệt độ đã tăng nhanh gấp hai lần so với mức trung bình toàn cầu; mực nước biển các vùng duyên hải đã tăng thêm 20cm; tần suất và cường độ thiên tai như hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn... đã tăng rất mạnh.
 
Ngài Olivier Sigaux - Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho rằng: "Chúng ta không có kế hoạch nào thay thế được trái đất mà chúng ta đang cư trú vì vậy phải hành động vì VN chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khi hậu"
Ngài Olivier Sigaux - Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho rằng, chúng ta không có kế hoạch nào thay thế được trái đất mà chúng ta đang cư trú, vì vậy chúng ta phải hành động bởi Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khi hậu.
 
 
Từ năm 1985, bình quân mỗi năm có khoảng 500 người chết hoặc mất tích, hàng nghìn người bị thương do thiên tai. Riêng năm 2016, thiên tai đã gây ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất và đời sống dân cư, với 248 người chết và mất tích, 470 người bị thương, giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính khoảng 18,3 nghìn tỷ đồng, chưa kể thiệt hại do tình trạng hạn hán tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
 
 
Tại phiên họp lần thứ VIII của Ủy ban Quốc gia về BĐKH (tháng 8/2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, BĐKH "đang tới rất nhanh, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức nhanh hơn dự báo". Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định các diễn biến gần đây vượt xa mức từng được ghi nhận là kỷ lục.
 
 
Năm 2018 là một năm quan trọng đối với Việt Nam khi phải đối mặt với những thách thức của BĐKH và thiên tai. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải quyết tâm hơn trong phát triển tầm nhìn dài hạn hơn liên quan đến biến đổi khí hậu với sự tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
 
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn mong muốn sinh viên, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ có nhiều nghiên cứu, sáng kiến góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn mong muốn sinh viên, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ có nhiều nghiên cứu, sáng kiến góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH
 
 
Thanh niên đang đóng vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là lực lượng nòng cốt của xã hội, quyết định tương lai đất nước; là những người trẻ luôn tràn đầy năng lượng, sức sáng tạo và mang trong mình sự biến đổi không ngừng. Quan trọng hơn, BĐKH tác động đến tương lai của chính giới trẻ.
 
 
Giới trẻ hành động vì tương lai chính họ
 
 
Đã đến lúc giới trẻ cần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về BĐKH, để bản thân mỗi người trẻ trở thành nhân tố của sự phát triển chung của toàn xã hội.
 
GS.TS. Gael Giraud - Kinh tế trưởng Cơ quan Phát triển Pháp, GS.TS. Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của UBQG về Biến đổi khí hậu; chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều) - nhà sáng lập và điều hành dự án Nhà chống lũ, Hạnh phúc xanh... giao lưu với sinh viên
GS.TS. Gael Giraud - Kinh tế trưởng Cơ quan Phát triển Pháp, GS.TS. Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của UBQG về Biến đổi khí hậu; chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều) - nhà sáng lập và điều hành dự án Nhà chống lũ, Hạnh phúc xanh... giao lưu với các bạn sinh viên
 
 
Theo ngài Olivier Sigaux - Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam, giới trẻ chính là thế hệ có liên quan nhiều nhất đến BĐKH, vừa phải chịu ảnh hưởng từ quá khứ vừa để lại hậu quả cho tương lai. Vì thế, giới trẻ có nghĩa vụ hành động vì tương lai.
 
 
Tại buổi đối thoại, lần đầu tiên, đại diện của các nhà quản lý, các nhà khoa học và giới trẻ đã cùng ngồi lại với nhau để thảo luận về những thực trạng và hướng đi vì một Việt Nam phát triển bền vững. Không phải là những ý tưởng nằm trên giấy, những vấn đề và giải pháp mang tính thực tiễn đã được các bên cũng đưa ra thảo luận như: những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu, những hoạt động của con người đang dẫn đến biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến con người, thanh niên đang làm những gì dẫn đến biến đổi khí hậu, thanh niên thay đổi những thói quen nào, thanh niên tác động đến người xung quanh như thế nào…
 
 
Sinh viên đối thoại với các khách mời
Sinh viên đặt câu hỏi trao đổi với các khách mời
 
 
Phát biểu tại buổi đối thoại, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn đã khẳng định, mỗi bạn trẻ cần phải hiểu rõ và có hành động đúng đắn, cụ thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để tham gia bảo vệ môi trường, làm chậm lại quá trình BĐKH. Đặc biệt, sinh viên, các nhà khoa học trẻ có tiềm năng rất lớn để đưa ra sáng kiến cải tạo cộng đồng; nghiên cứu rõ hơn nguyên nhân, kịch bản, phương án ứng phó với BĐKH ở Việt Nam; tìm kiếm những mô hình, giải pháp, phương thức để chậm lại quá trình BĐKH và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH.
 
 
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH sẽ là một nội dung trọng tâm trong phong trào "Thanh niên tình nguyện" của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giai đoạn 2018-2022. Các hoạt động này không chỉ huy động sự tham tham gia bằng sức lực và trí tuệ của các bạn trẻ, mà qua đó sẽ lan tỏa đến cộng đồng tạo thành sức mạnh chung trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
 
 
Chương trình nghiên cứu ứng dụng GEMMES (General Monetary and Multisectoral Macrodynamics for the Ecological Shift) được sáng lập với mục đích góp phần tạo thuận lợi cho những đối thoại chính sách công xoay quanh các vấn đề kinh tế vĩ mô gắn với BĐKH và chuyển đổi năng lượng. Trên thế giới, AFD đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức nghiên cứu địa phương nhằm triển khai thành công GEMMES tại nhiều quốc gia. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Á được thụ hưởng chương trình này.
 
 
Với dự án GEMMES, Pháp mong muốn khẳng định sự quan tâm và hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng chiến lược dài hạn nhằm ứng phó với các tác động của khí hậu, triển khai thực hiện các mục tiêu của Thỏa thauaanh Paris, qua đó đáp ứng được những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
 
 
GEMMES Việt Nam sẽ bao gồm 3 nhóm hoạt động chính: Nhóm nghiên cứu khoa học, nhóm cơ quan quản lý và nhóm tuyên truyền công chúng.

Theo doanthanhnien 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready