Các loại bom mìn, vật nổ trong và sau chiến tranh
Bằng hình thức tuyên truyền lưu động, các đơn vị đã góp phần giúp nhân dân nhận biết, phòng tránh, xử lý khi gặp bom mìn, vật nổ; hiểu hơn về thực trạng, nỗi đau do bom mìn sau chiến tranh gây nên cũng như nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Quân đội trong công tác khắc phục hậu quả.
Trước đó, ngày 8-12, Trung tâm hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam cũng đã phối hợp với các Trường: THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Buôn Đôn) và Tiểu học Tô Hiệu (TP. Buôn Ma Thuột) tổ chức các buổi tuyên truyền với chủ đề “Tìm hiểu về bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – vì bạn, vì mọi người” cho hàng nghìn học sinh.
Học sinh tham quan trưng bày bom mìn, vật nổ
Được biết, Đắk Lắk hiện có tới 143/148 xã bị ô nhiễm bom mìn. Sau 5 năm triển khai dự án rà soát bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, số diện tích được rà soát trên địa bàn mới chỉ đạt 3,9% so với tổng diện tích cần rà soát.
Theo baodaklak