Thứ hai, ngày 23 tháng 09 năm 2024
Cập nhật lúc: 01/02/2012

TUỔI TRẺ XUNG KÍCH XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO THÔNG

 

TUỔI TRẺ XUNG KÍCH XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO THÔNG

 
Văn hóa giao thông là hành vi, lối cư xử của con người trên cơ sở nhận thức và ý thức khi tham gia giao thông. Song vẫn còn một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên vẫn cố tình vi phạm, ứng xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông gây hệ lụy đến người khác...
 
Hàng ngày, khi tham gia giao thông trên đường, bên cạnh đại đa số người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, chúng ta vẫn còn bắt gặp một số trường hợp nhất là giới trẻ không tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ như không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, uống rượu bia say khi tham gia giao thông… Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh, số người vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý ở độ tuổi từ 16 đến 35 chiếm khoảng 80%. Và điều đáng lo ngại là số người bị thương, tử vong do tai nạn giao thông trong độ tuổi 18 đến 30 chiếm tỉ lệ cao. Điều này cho thấy với nhiều bạn trẻ, yếu tố văn hóa giao thông đang bị xem nhẹ. Nguyên nhân khách quan có thể là do cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, nhưng lý do chính dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông là sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, các giải pháp cụ thể để tuyên truyền, răn đe, giáo dục nhằm hạn chế tình trạng vi phạm an toàn giao thông cho giới trẻ lại ít được quan tâm và thường chỉ rầm rộ trong tháng An toàn giao thông. Như vậy với tình hình trật tự ATGT ngày càng diễn biến phức tạp, thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện ATGT đến tầng lớp thanh thiếu niên là việc làm cần thiết. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2007-2012, Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Đắk Lắk đã xây dựng và ký kết liên tịch với Ban ATGT tỉnh; Ủy ban Hội LHTN tỉnh cũng đã ký chương trình liên tịch với ngành liên quan hàng năm nhằm đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”.
Đến nay, Ủy ban Hội LHTN các huyện, thị xã, thành phố đều xây dựng chương trình phối hợp, tổ chức và tham gia tích cực các hội thi, diễn đàn thanh niên với đề tài ATGT, văn hóa giao thông…. Các huyện, thị, thành đoàn và Đoàn trực thuộc cũng đã triển khai cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” đến tất cả các ĐVTN; tổ chức cuộc thi và triển lãm báo ảnh, báo tường tại các đơn vị Đoàn trực thuộc; thực hiện ký cam kết không vi phạm ATGT đối với 100% các cơ sở trường học ngay sau ngày khai giảng năm học mới. Một trong những mô hình hoạt động hiệu quả nhất trong công tác đảm bảo trật tự ATGT là việc tổ chức các đội hình thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia đảm bảo trật tự ATGT. Đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 170 đội thanh niên tình nguyện ATGT với các hoạt động chủ yếu là tuyên truyền luật giao thông đường bộ cho nhân dân, tham gia đảm bảo trật tự ATGT tại các chốt đèn tín hiệu giao thông, phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành giải tỏa các điểm buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, xóa bỏ quảng cáo rao vặt trái phép…v..v… Những hoạt động sẽ là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện góp phần mạng lại hạnh phúc, bình yên cho mọi người thông qua việc giảm thiểu tai nạn và hình thành một văn hóa giao thông lành mạnh trong cộng đồng…
Qua các hoạt động, mô hình, cách thức tuyên truyền hiệu quả, hoạt động của tuổi trẻ Đắk Lắk đã có những tác động tốt, nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông, nhất là lứa tuổi đoàn viên thanh niên, góp phần quan trọng giúp giảm thiểu tai nạn giao thông.
Xây dựng môi trường văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên là một việc làm cấp thiết đồng thời là một quá trình liên tục. Năm 2012 là Năm An toàn Giao thông quốc gia, do đó cần tập trung vào các hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông gắn với việc giải quyết một số vấn đề trật tự ATGT của từng địa phương. Động viên thanh, thiếu niên tham gia với vai trò là một chủ thể trong các hoạt động này, nhất là trong dịp mở đầu năm học mới. Bên cạnh việc xử lý các hành vi vi phạm, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, đoàn thể, giữa nhà trường và xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm làm thay đổi các ứng xử trong văn hóa giao thông ở giới trẻ, gắn liền với xây dựng nếp sống văn minh. Đồng thời, mỗi bạn trẻ, đoàn viên thanh niên cần ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.
MINH HÙNG
                                                                                    
 
In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready