Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 07/07/2017

Thể thao VN "lạm phát" phó đoàn ở SEA Games 29

Thể thao VN “lạm phát” phó đoàn ở SEA Games 29

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Trung tâm HLTTQG Hà Nội, hầu như kỳ SEA Games nào cũng có mặt với vai trò phó đoàn TTVN. Ảnh: Nam Khánh.

Trong thông cáo báo chí gửi các cơ quan truyền thông, Bộ VH-TT&DL đã giải thích sự cần thiết có mặt của 10 phó đoàn ở Malaysia. Theo đó, số lượng này nhằm đáp ứng yêu cầu công việc bởi năm nay thành phần đoàn thể thao VN (TTVN) dự SEA Games đông, địa điểm thi đấu nhiều cụm, không có làng VĐV... “Đây hoàn toàn là vấn đề công việc và trách nhiệm chứ không có yếu tố lợi ích” - thông cáo báo chí 
của Bộ VH-TT&DL cho biết.

Giải thích là vậy, nhưng có lẽ bộ chủ quản khó lòng thuyết phục được dư luận tin rằng 10 phó đoàn là cần thiết và chỉ phục vụ mục đích công việc. Ai đã đến Malaysia đều biết việc di chuyển, ăn ở tại đây thuận tiện hơn rất nhiều so với việc tổ chức SEA Games ở các quốc gia khác như VN, Myanmar, Philippines hay Indonesia. Theo ban tổ chức (BTC) SEA Games 29, đại hội được tổ chức ở 5 cụm thi đấu chính là cụm thi đấu Kuala Lumpur Sport City (Bukit Jalil), cụm thi đấu KLCC (Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur), cụm thi đấu MiTEC (Trung tâm Thương mại và triển lãm Kuala Lumpur), cụm thi đấu Putrajaya và cụm thi gồm các địa điểm tại Selangor, Petaling Jaya.

Theo đại diện đoàn TTVN dự SEA Games 29, việc di chuyển giữa các địa điểm thi đấu ở SEA Games 29 tương đối thuận tiện. Việc ăn ở tại Malaysia lại càng tuyệt vời bởi năm nay dù BTC không xây làng VĐV, nhưng gần như toàn bộ các đoàn thể thao từ lãnh đạo đến VĐV đều được bố trí 
ăn ở tại các khách sạn 4-5 sao.

Chưa hết, nếu nói là số lượng thành viên đoàn TTVN năm nay đông với 693 thành viên (tăng 123 thành viên so với SEA Games 28, trong đó số lượng VĐV tăng 84 người), vì thế nên cần có thêm đến 3 phó đoàn so với SEA Games 28 để quán xuyến công việc là chưa thuyết phục. Lý do bởi trong lịch sử các kỳ dự SEA Games, hiếm khi người ta thấy một phó đoàn nào của đoàn TTVN đi cùng chỉ đạo được các công tác chuyên môn. Ngoài ra, công việc hậu cần của đoàn như ăn ở, di chuyển, truyền thông, tài chính... đã có đội ngũ cán bộ đoàn đi theo lo. Chưa hết, trong tất cả các đội tuyển tham dự SEA Games, ngoài đội ngũ HLV đi theo thì đội nào cũng có lãnh đội - tức trưởng đoàn của đội tuyển đó. Mọi công tác về đội tuyển đó đã do lãnh đội phụ trách. Ví dụ đội tuyển điền kinh VN ở SEA Games 29 do ông Dương Đức Thủy - trưởng bộ môn điền kinh - làm lãnh đội, đội cử tạ do ông Đỗ Đình Kháng - trưởng bộ môn cử tạ - làm lãnh đội... Đây mới chính là những người theo sát mọi công việc chuyên môn, đối nội, đối ngoại, hậu cần cho các đội tuyển. Họ cũng chính là người “đủ trình độ” để đấu tranh với BTC khi VĐV, 
đội tuyển nhà bị chèn ép.

Vậy lý do khiến đoàn TTVN có nhiều phó đoàn? Điểm danh tên tuổi và đơn vị của các phó đoàn có thể thấy rõ đều phải rất “đầy đủ”. SEA Games nào cũng có lãnh đạo các sở thể thao ở hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, giám đốc các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và vụ trưởng một số vụ quan trọng của Tổng cục TDTT... Không đủ thì không được, bởi một lãnh đạo Tổng cục TDTT từng chia sẻ có lãnh đạo trung tâm khi biết mình dự kiến không có tên trong danh sách đi SEA Games đã làm “ầm ĩ” khắp nơi, tổng cục không cho đi thì sẽ tìm cách khác để làm phó đoàn bằng được. “Cái mác” phó đoàn ở SEA Games với một số người vẫn là một giá trị để khẳng định vị trí lãnh đạo.

Bộ VH-TT&DL chỉ đạo giảm số lượng phó đoàn

Tối 6-7, ông Nguyễn Ngọc Thiện, bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, đã yêu cầu ngành thể thao giảm số lượng phó đoàn TTVN dự SEA Games 29 theo đúng quy định của BTC SEA Games là 1 trưởng đoàn, 2 phó đoàn, thay vì có đến 10 phó đoàn như hiện nay.

“Tôi thật sự mệt mỏi bởi phó đoàn hầu hết đều là lãnh đạo, nên đi đại hội họ vẫn cứ là... lãnh đạo. Cá biệt có phó đoàn còn gây ức chế cho VĐV khi thi đấu bởi ngồi trên khán đài gào thét to quá

Một cựu trưởng đoàn TTVN ở SEA Games 

Theo tuoitre 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready