Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 27/08/2015
Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kdăm, Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột thăm, tặng quà ông Hồ Hoài Đăng (phường Tân Lập) - tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên 81%.Ảnh: N.H
Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kdăm, Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột thăm, tặng quà ông Hồ Hoài Đăng (phường Tân Lập) - tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên 81%. Ảnh: N.H

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 12,41%, tuy thấp hơn so với chỉ tiêu (16-17%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đến cuối năm 2015 ước tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 41,49%, dịch vụ 52,89%, nông lâm nghiệp 5,62%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,4 triệu đồng/năm, tăng 25,4 triệu đồng so với năm 2010. Công tác quy hoạch và phát triển đô thị đã và đang tập trung các giải pháp để đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc văn hóa Tây Nguyên; từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; gắn đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị với  xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2010-2015 đạt 31.496 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2005-2010. Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm. Trong đó, tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm đạt 97-99,5%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 61,2%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm với 86% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88%; thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa đạt 75%... Chương trình giảm nghèo và đầu tư phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,9%. Trong 5 năm qua đã có 55.000 lao động được tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,3%.

Một góc trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.     Ảnh: Nguyên Hoa
Một góc trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Nguyên Hoa

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII cũng còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm: kinh tế - xã hội phát triển nhưng chưa vững chắc, quy mô và chất lượng nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố, chưa có ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, sơ chế nên giá trị và năng lực cạnh tranh thấp, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm, sản phẩm chủ lực còn ít, chưa hình thành được sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, là đô thị có nhiều tiềm năng về cảnh quan sinh thái, giàu truyền thống văn hóa của các dân tộc nhưng Buôn Ma Thuột lại chưa phát huy được thế mạnh này để đưa vào khai thác du lịch. Chính vì vậy, sản phẩm mới về du lịch không nhiều, chưa thu hút được du khách… Ngoài ra, việc quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng còn nhiều yếu kém, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư để phát triển thành phố. 

Trong 5 năm tới Đảng bộ và nhân dân các dân tộc TP. Buôn Ma Thuột tập trung phấn đấu thực hiện 4 chương trình trọng điểm để sớm trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên:

Chương trình thu hút các nguồn vốn, xúc tiến kêu gọi đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển trên một số lĩnh vực để xây dựng thành đô thị trung tâm vùng: tập trung thúc đẩy và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; phấn đấu thành phố sớm trở thành đô thị trung tâm vùng về khoa học, công nghệ, dịch vụ và du lịch; phát triển nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới thông qua việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư và khai thác các lợi thế và tiềm năng của thành phố

Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, gắn với xây dựng chính quyền đô thị, thực hiện cải cách hành chính: tập trung nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; xây dựng nền hành chính minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thực hiện Đề án về vị trí việc làm theo hướng tinh gọn, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiến tới thực hiện một cửa liên thông, một cửa điện tử hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Chương trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố: tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến cho nông dân trong một số sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần xây dựng nông thôn mới với các dự án đầu tư có sử dụng công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch và chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Chương trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số: tập trung thu hút đầu tư phát triển một số làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ khôi phục các lễ hội truyền thống, văn hoá cồng chiêng và bảo tồn nhà dài truyền thống, bến nước… vừa giữ gìn bản sắc văn hóa vừa gắn với phát triển du lịch.

Để thực hiện thành công các chương trình trọng tâm nêu trên, Đảng bộ thành phố luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Vì vậy, phải huy động và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Theo baodaklak

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready