Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 12/08/2019

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) trong một lần hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Rappler

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) trong một lần hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Rappler

Việc này diễn ra trước chuyến thăm của tổng thống Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh đã lên kế hoạch diễn ra trong tháng này. Ông Duterte đã tuyên bố sẽ nhân chuyến thăm này nhắc lại việc tòa Trọng tài quốc tế phán quyết nước ông thắng kiện trước Trung Quốc về vấn đề biển Đông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dù trong suốt ba năm qua đã tránh đề cập vấn đề gai góc này trong quan hệ song phương.

Quan hệ giữa hai nước đã tan băng dưới thời ông Duterte, nhưng nhà lãnh đạo này được nói là ngày càng trở nên “khó ăn khó nói” khi cố bảo vệ đối sách gây tranh cãi của ông trong quan hệ với Trung Quốc, trong khi tàu hải cảnh, hải quân và tàu dân quân biển của Trung Quốc được nói là thường xuyên hoạt động trong vùng biển Đông do Philippines kiểm soát.

 “Nổ súng” phản đối ngoại giao”, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin viết trên Twitter hôm qua.

Philippines đã phản đối sự hiện diện của hơn 100 tàu đánh cá Trung Quốc gần một hòn đảo ở biển Đông vốn do Manila kiểm soát.

Họ cũng phản đối việc tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý của Philippines. Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói việc này đã diễn ra nhiều lần kể từ tháng 2, và vụ việc mới nhất là vào tháng 7.

Việc phản đối mới nhất tập trung vào sự hiện diện kéo dài của hai tàu nghiên cứu Trung Quốc ngoài khơi Philippines, trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ).

Ông Lorenzana nói với hãng tin ANC rằng các nước khác tiến hành nghiên cứu, hoặc di chuyển tàu chiến gần đường lãnh hải, Trung Quốc lẽ ra cần thông báo cho phía Philippines.

Thứ Năm tuần trước, tổng thống Duterte lêu gọi nhanh chóng hơn trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

Bắc Kinh, với đường 9 đoạn mơ hồ, đòi chủ quyền vô lý với gần như toàn bộ biển Đông, cho dù một phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế xác định rằng việc này là vô căn cứ chiểu theo luật pháp quốc tế.

Hôm thứ Năm vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói từ đầu tháng 7, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Chiều 7/8, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang tiếp tục theo dõi.

Trung Quốc vẫn ngang ngược

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa hôm qua vẫn nói Bắc Kinh vẫn sẽ bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài về biển Đông, khi tổng thống Philippines Duterte đưa việc này ra trong cuộc gặp dự kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đại sứ Triệu nói quan điểm của Bắc Kinh về phán quyết này là không thay đổi, theo tường thuật của hãng tin Philippines ABS-CBN.

“Quan điểm của chúng tôi đã được trình bày rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu tố tụng. Và khi có kết quả (phiên xử)… chúng tôi cũng bày tỏ rằng chúng tôi không chấp nhận nó và không công nhận nó. Và quan điểm đó không hề thay đổi”, ông Triệu nói bên lề một sự kiện của Bộ Nội vụ và Chính quyền địa phương Philippines mà trọng tâm là việc chính phủ Trung Quốc quyên góp 10 triệu peso cho các nạn nhân động đất ở Philippines.

Tuy nhiên, ông Triệu nói ông vẫn tin quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Philippines dưới thời ông Duterte sẽ không bị ảnh hưởng bởi kế hoạch sắp tới của tổng thống nước chủ nhà.

Vị đại sứ Trung Quốc nói ông tin ông Duterte sẽ không tỏ ra ở thế đối đầu khi đem vấn đề này ra thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình và nói thêm rằng ông không nghe thấy ông Duterte dùng từ “viện dẫn” (phán quyết).

“Tôi không thấy ông ấy dùng từ “viện dẫn” (invoke)”, đại sứ Triệu nói.

Trước đó, tổng thống Duterte nói đã đến lúc ông khẳng định chủ quyền của Manila đối với vùng biển đang tranh chấp.

“Tôi sẽ tới Trung Quốc để nói chuyện. Chẳng lẽ trước đây tôi chưa nói với các anh rằng trước khi nhiệm kỳ của tôi kết thúc, tôi sẽ nói về chuyện biển Đông ư?”, ông Duterte nói tại sự kiện của Liên đoàn các Phòng thương mại-công nghiệp Philippines-Trung Quốc hôm thứ Ba tuần trước.

Theo tienphong.vn

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready