Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 18/03/2015
Dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND gồm 4 chương, 90 điều đã bổ sung một số quy định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND; cụ thể hóa các quy định mới về Hiến pháp liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND. 
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp ý kiến về các điều quy định trong Luật. Tại điều 37 về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc xem xét giám sát, các đại biểu cho rằng Luật này liên quan trực tiếp đến Luật Tổ chức HĐND, nên có sự gắn kết, thông qua cùng lúc với Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tránh tình trạng khi thảo luận về Luật Tổ chức chính quyền địa phương không tương thích, phải sửa lại nhiều lần. Tại khoản 3, điều 9, quy định về quyền từ chối trả lời, cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, có đại biểu cho rằng, không cần thiết phải có khoản này vì nếu không thuộc phạm vi quyền hạn, thì không được cung cấp thông tin; còn những thông tin thuộc bí mật Nhà nước thì đã có văn bản điều chỉnh.
 
Các
Đại biểu đóng góp ý kiến vào Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Có đại biểu không đồng tình với quy định đưa vai trò giám sát của tổ Hội đồng vào Luật, bởi nếu tổ trưởng tổ đại biểu là Chủ tịch UBND, người có chức vụ thì việc giám sát của tổ Hội đồng là không hiệu quả. Hơn nữa, nếu tổ Hội đồng cũng tham gia giám sát sẽ dễ bị trùng lắp trong việc giám sát của Thường trực và các Ban của Hội đồng. Về việc trả lời chất vấn đại biểu đề nghị quy định rõ là cần nhấn mạnh những tồn tại, vướng mắc, hướng khắc phục và ghi vào nghị quyết để thực hiện. Điều này sẽ giúp cho việc giám sát của hội đồng được thuận lợi, rõ ràng và mang lại hiệu quả trong công tác điều hành của cán bộ lãnh đạo tại các địa phương.

Đối với những người đã trả lời chất vấn, đã được giám sát không khắc phục những tồn tại, yếu kém thì phải đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, hoặc báo cáo người có thẩm quyền để xử lý. Về hiệu quả pháp lý của hoạt động giám sát, nên bổ sung sau khi kết thúc giám sát, chủ thể giám sát phải có ý kiến chính thức bằng văn bản và ý kiến chính thức này phải có hiệu lực bắt buộc thi hành; có như vậy mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Theo Báo Đắk Lắk(CN)

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready