* Ở Đồng Nai có hàng chục “công xưởng” bơm nước heo công khai hoạt động, mỗi ngày công suất từ hàng trăm đến cả nghìn con, nhưng cơ quan thú y cho hay mỗi năm chỉ xử lý được 6 vụ. Bà bình luận ra sao trước thực tế này?
|
- Ở cấp huyện hiện nay nhiều lắm cũng chỉ từ 5 - 7 cán bộ biên chế, chia ra mỗi người phụ trách khoảng vài xã nên khó bao quát hết được. Thông tin giám sát, theo dõi địa bàn chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ thú y cơ sở, nếu họ không thông báo thì rất khó phát hiện. Nói như thế không phải là ngành thú y không chủ động kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm. Trên thực tế, lực lượng thú y có đi kiểm tra nhưng không phát hiện bắt quả tang tại chỗ thương lái bơm nước vào heo thì rất khó làm việc, xử lý theo quy định của ngành.
Bản thân tôi cũng có lần đi thực tế ở Cà Mau cùng lãnh đạo Chi cục Thú y của tỉnh này. Đứng trên ghe nhìn thấy rõ họ đang “tọng” nước vào họng heo nhưng khi ghé sát bờ, toàn bộ dụng cụ, tang vật đã bị tẩu tán cũng không thể làm gì được họ nếu chỉ có lực lượng thú y. Những trường hợp xử phạt được là do anh em thú y bắt quả tang tại chỗ thôi. Để xử lý được nhiều trường hợp vi phạm, ngành thú y phải có sự giúp đỡ, phối hợp của chính quyền địa phương, lực lượng công an, quản lý thị trường...
* Hiện tượng thương lái bơm nước heo tồn tại từ nhiều năm qua và nay đang có xu hướng nở rộ, chế tài xử lý hiện nay chưa đủ mạnh để ngăn chặn?
- Báo cáo chính thức từ các địa phương, tình trạng heo bị bơm nước trước khi giết mổ xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Năm 2013, nóng nhất ở Tiền Giang, Cà Mau, Hậu Giang...
Hiện tại, ngành thú y dựa vào Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9.10.2013 để xử phạt. Trong điểm C khoản 2 điều 13 của nghị định này, mức xử phạt tối đa chỉ là 5 - 6 triệu đồng/vụ đối với cá nhân, với tổ chức mức phạt bằng hai lần với mức phạt các nhân, có phát hiện cả trăm con heo bơm nước cũng chỉ xử phạt được như vậy là không đủ sức răn đe. Trong khi mỗi đàn heo bơm nước thương lái có thể kiếm lời hàng chục triệu đồng. Nhưng ngoài phạt tiền, nghị định này còn yêu cầu biện pháp khắc phục là chuyển đổi mục đích sử dụng thì không được áp dụng. Khi phát hiện heo bị bơm nước thì thương lái không được giết mổ nữa, thịt heo này không được bán cho người tiêu dùng, phải dùng làm thức ăn chăn nuôi... Nhưng ngành thú y không thể làm được những việc này, việc cưỡng chế phải nhờ đến lực lượng công an, chính quyền địa phương, hoạt động kinh doanh phải nhờ đến ngành công thương, quản lý thị trường xử lý hành vi gian lận thương mại...
Trên thực tế, các trường hợp vi phạm chỉ dừng lại ở phạt tiền là xong, không có cưỡng chế chuyển đổi mục đích sử dụng và không xử lý gian lận thương mại thì không đủ sức ngăn chặn thương lái vi phạm | ||
Trên thực tế, các trường hợp vi phạm chỉ dừng lại ở phạt tiền là xong, không có cưỡng chế chuyển đổi mục đích sử dụng và không xử lý gian lận thương mại thì không đủ sức ngăn chặn thương lái vi phạm.
* Nguồn thịt từ heo bị bơm nước có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm. Cục Thú y có khuyến cáo ra sao với người tiêu dùng?
- Nguồn nước bơm vào heo trước khi giết mổ không sạch hoặc bị nhiễm khuẩn, hóa chất độc hại sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Về cảm quan, thịt từ heo bơm nước có màu nhạt hơn bình thường, nếu để lâu sẽ có nước chảy ra từ thớ thịt. Người tiêu dùng cần quan sát kỹ để nhận diện và không nên sử dụng loại thịt này, nên mua thịt ở địa chỉ tin cậy, thịt có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn, yên tâm khi sử dụng.
Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, cũng từ thông tin Thanh Niên phản ánh, Cục Thú y đã xây dựng văn bản và trình Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ký ban hành trực tiếp đôn đốc UBND các tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Công an, Bộ Công thương phối hợp áp dụng các biện pháp xử lý triệt để, ngăn chặn các trường hợp vi phạm. |
Theo thanhniên