Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 10/10/2014

Gìn giữ khuôn mặt văn hóa Hà Nội

Xin ông cho biết về thực trạng ngành Hà Nội học hiện nay.


Cầu Long Biên đã được “cứu” nhờ sự lên tiếng của các nhà văn hóa và dư luận - Ảnh: Ngọc Thắng  

Cũng như Việt Nam học, Hà Nội học có quá trình hình thành và phát triển theo hướng chuyển dần từ Hà Nội học bộ phận, đơn ngành sang Hà Nội học toàn diện, liên ngành.

Đang có tình trạng chủ yếu là nghiên cứu cá nhân, mạnh ai người ấy làm, làm theo sở trường, sở thích hay kinh nghiệm chuyên môn của mình. Cách làm như thế này, trong thời kỳ mới khai phá, thành công chắc chắn có rất nhiều, nhưng không thành cũng không phải là ít. Chúng ta từng biết đến nhiều công trình nghiên cứu về Hà Nội rất có giá trị và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đi liền với nó là những chuyên gia nghiên cứu về Hà Nội (hay còn gọi là nhà Hà Nội học), trong đó có những người rất nổi tiếng. Đấy chính là cơ sở, là vốn liếng để chúng ta chuyển dần sang hay nâng cấp lên thành Hà Nội học toàn diện và liên ngành.

Thưa ông, một trung tâm nghiên cứu được UBND thành phố bảo trợ, đặt hàng nghiên cứu như Trung tâm Hà Nội học và phát triển Hà Nội sẽ dễ bị nghi ngờ về tính khách quan khi phản biện chính sách. Quan điểm của ông về điều này như thế nào?

Tôi cho là thuật ngữ “đặt hàng” ở đây đã bị hiểu sai.

Không nên hiểu máy móc rằng “đặt hàng” chỉ là nhận tiền để làm cho thành phố nghiên cứu theo mẫu mã có sẵn. Đặt hàng phải là thành phố đầu tư kinh phí để các nhà khoa học có điều kiện thông qua phương pháp chuyên môn của mình, bằng trí tuệ, bằng trách nhiệm và lương tâm phải trả lời cho được, đầy đủ, khách quan và chính xác điều mà thành phố cần biết.

Theo ông, làm sao để tránh việc ký ức văn hóa Hà Nội đang mất dần khi có dự án kinh tế?

Thực ra quá trình đô thị hóa đang tăng tốc thì chuyện liên quan các di tích cổ cũng là không tránh khỏi. Vấn đề là giữ cái gì. Thế thì phải nghiên cứu một cách rất cơ bản, tạo ra các hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản đồ sộ. Chẳng hạn, Hà Nội cần có một bản đồ khảo cổ học chuẩn xác. Về môi trường thì cần có bản đồ cây di sản... Phải có đầu tư nghiên cứu đàng hoàng, chứ không phải cứ đến lúc dự án dính đến việc đào chỗ này thì lại không biết ai mà hỏi cả thì nguy.

Có ý kiến cho rằng việc nghiên cứu Hà Nội vẫn chủ yếu nằm trên giấy. Nó chẳng giúp gì được cho việc khuôn mặt cũ của Hà Nội như làng rau Láng, làng đào Nhật Tân và nhiều không gian nổi tiếng khác đang bị xóa dần, mất dần. Chính sách được hoạch định trước khi hỏi ý kiến nhà nghiên cứu, chẳng hạn như dự định xây cầu vượt trên đầu tổ tiên ở Đàn Xã Tắc. Ông nghĩ sao về điều này?

Ý kiến này cũng có cơ sở. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu đã “cứu” được Hà Nội. Nếu Hà Nội không thảo luận dân chủ, không biết dựa vào kết quả khai quật khảo cổ học và nghiên cứu của các chuyên gia sử học, khảo cổ học, văn hóa học, địa lý học, lịch sử để điều chỉnh lại dự án thì cây cầu nằm đè lên di tích chắc đã thành hiện thực rồi.

“Tôi tin tổ chức nghiên cứu về Hà Nội này chỉ một thời gian không dài sẽ trở thành một trung tâm rất mạnh và đóng góp phần quan trọng cho phát triển bền vững của Hà Nội, vừa cung cấp các cứ liệu khoa học, vừa trực tiếp tư vấn cho lãnh đạo Hà Nội”.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử VN

Theo thanhnien

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready