Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 13/09/2018

Cuộc thi viết "Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên"

1. Đối tượng, chủ đề, nội dung và hình thức thi

a) Đối tượng dự thi: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân là công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo không được phép dự thi.

b) Chủ đề, nội dung thi tập trung vào một trong những vấn đề sau đây:

- Những sáng kiến, mô hình đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh, thiếu niên đang được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, địa phương và có tác động, hiệu quả tích cực, cần tiếp tục nhân rộng.

- Những sáng kiến, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên mà cá nhân hoặc nhóm cá nhân đã được học tập, tham khảo kinh nghiệm hoặc qua nghiên cứu cho thấy phù hợp, hiệu quả, có thể vận dụng vào thực tiễn.

c) Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi viết.

2. Yêu cầu của bài dự thi

Bài dự thi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đúng chủ đề, nội dung theo Thể lệ, không vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, Luật Báo chí và các quy định khác có liên quan. Bài thi cần cung cấp các thông tin sau: Tên sáng kiến, mô hình;đối tượng áp dụng; địa điểm áp dụng trong thực tiễn (nếu có); các bước để xây dựng; tác động, hiệu quả của sáng kiến, mô hình; đánh giá tính khả thi, giải pháp nhân rộng mô hình.

b) Có nội dung trung thực, thông tin chính xác, khách quan; có sức thuyết phục; có tính ứng dụng, nhân rộng; ngôn ngữ, hình thức trình bày ngắn gọn, dễ hiễu, rõ ràng.

c) Chưa đạt giải tại các cuộc thi khác.

d) Được trình bày bằng tiếng Việt trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, kèm ảnh minh họa và tư liệu, tài liệu liên quan (nếu có).

Bài dự thi phải ghi rõ tên tác giả hoặc nhóm tác giả;ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ và điện thoại liên lạc.

đ) Số lượng bài dự thi: Không hạn chế.

3. Thời gian dự thi và địa chỉ nhận bài dự thi

a) Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 25/7/2018 đến hết ngày 30/10/2018 (tính theo dấu bưu điện).

Trường hợp gia hạn thời gian nhận bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ thông báo bằng văn bản và đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

b) Địa điểm nhận bài dự thi: Bài dự thi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp - số 58, 60 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và qua email: phobiengiaoducphapluat@moj.gov.vn.

Trên bìa thư gửi bài tham dự Cuộc thi tác giả cần ghi rõ: “Bài tham gia Cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hìnhphổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên”.

4. Sử dụng bài dự thi

a) Ban Tổ chức được lựa chọn các bài dự thi đạt giải để đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

b) Bài dự thi (đạt giải hoặc không đạt giải) không trả lại tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng bài dự thi để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Tổ chức chấm thi

a) Ban Giám khảo do Ban Tổ chức thành lập làm việc theo nguyên tắc chính xác, công tâm, khách quan và khoa học; chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành.

b) Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách bài dự thi đạt giải trên Công thông tin điện tử Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam và trao giải thưởng.

6. Giải thưởng Cuộc thi

Căn cứ vào kết quả Cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tặng giải thưởng  và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thinhư sau:

- Giải nhất: 5.000.000 đồng/giải (01 giải).

- Giải nhì: 3.000.000 đồng/giải (02 giải).

- Giải ba: 2.000.000 đồng/giải (03 giải).

- Giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (10 giải).

- ​Một số giải phụ: 500.000 đồng/giải.

Mời các bạn quan tâm tham gia cuộc thi. Chi tiết thể lệ cuộc thi​ tại đây.

Ban biên tập

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

ipv6 ready